Các nghiên cứu trước đây có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Thực tiễn kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

2.2.4. Các nghiên cứu trước đây có liên quan

Trong bối cảnh mới hiện nay, vấn đề đầu tư công, vốn đầu tư XDCB nói chung, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB bản từ NSNN qua KBNN nói riêng đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình được công bố như:

Nguyễn Đức Thanh (2012) “Thanh toán vốn đầu tư công theo hợp đồng và vai trò của KBNN” đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia số 1+2/2012, đã có

những đánh giá, phân tích các quy định về kiểm soát, thanh toán liên quan đến hợp đồng xây dựng, và đưa ra được 4 nhóm giải pháp theo hướng gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện việc kiểm soát chi theo hợp đồng trong thời gian tới, đặc biệt là khi triển khai việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguyễn Thị Lai (2013) “Kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đăk Lăk, những hạn chế phát sinh và kiến nghị giải pháp hoàn thiện” đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia số 11/2013, nêu lên: Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện quy trình mới này, những tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến việc giải ngân các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh trong thời gian tới.

Nguyễn Minh Thắng (2016) “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ tất toán dự án hoàn thành trong chi đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN tỉnh Cà Mau” đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 171 tháng 9 năm 2016, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và có những phân tích, đánh giá và đưa ra được một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ lập và tất toán dự án công trình hoàn thành mà KBNN tỉnh Cà Mau đã thực hiện và mang lại hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương. Do đó, các đề tài ít đề cập đến giác độ tổng thể của vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét, phân tích đánh giá phù hợp hơn trong cơ chế mới. Mặt khác đề tài này vận dụng các lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn mà nguồn ngân sách sẽ đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu về chủ đề “Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN tỉnh Bắc Giang” sẽ góp phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 43 - 45)