Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 109 - 111)

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB:

- Bộ Tài chính cần tham mưu với Chính phủ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành cần lấy ý kiến thống nhất của các Bộ ngành liên quan và bám sát thực tiễn. Hướng dẫn rõ ràng, thống nhất để các địa phương dễ triển khai thực hiện và nâng cao hiệu lực chỉ đạo điều hành của văn bản. Đặc biệt là các quy định có liên quan trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB.

- Kiến nghị các cơ quan chức năng cần rà soát, nghiên cứu để ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật trên nguyên tắc thống nhất và thay thế các văn bản trước đây. Trong đó cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu, công tác lập, thẩm tra, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, quy định về mức tạm ứng, thanh toán. Các vấn đề thay đổi cần có lộ trình phù hợp để các đối tượng liên quan có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nâng cao hiệu lực của pháp luật.

- Khi ban hành văn bản điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung, các chuyên gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nên xây dựng văn bản sao cho thật dễ hiểu, giúp cho người thực thi chính sách chế độ không thể hiểu nhiều cách và hiểu khác nhau, có như vậy chính sách ban hành mới đi vào cuộc sống dễ dàng và có hiệu quả. Khi điều chỉnh hoặc sửa đổi một điều khoản nào đó bằng một điều khoản mới, có nghĩa là nội dung điều khoản được điều chỉnh, sửa đổi được thay thế hoàn toàn bằng điều khoản mới. Nhưng nếu bổ sung điều khoản nào đó, có nghĩa là nội dung cũ vẫn còn hiệu lực và được cộng thêm vào nội dung mới được bổ sung. Vì vậy, nếu một điều khoản nào đó được quy định là sửa đổi, bổ sung thì người thực hiện sẽ không thể hiểu nổi sửa đổi nội dung nào và bổ sung nội dung nào. Việc hướng dẫn chuyển tiếp theo cơ chế mới của các cấp có thẩm

quyền cũng cần phải hướng dẫn thật rõ với những trường hợp chuyển tiếp theo cơ chế mới của các cấp có thẩm quyền cũng cần phải hướng dẫn thật rõ với những trường hợp chuyển tiếp mà thay đổi nhóm dự án do thay đổi cơ chế thì cấp thẩm tra, phê duyệt dự án, dự toán, quyết toán là cấp thẩm quyền theo cơ chế cũ hay theo cơ chế mới…

Hai là, hoàn thiện nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN: Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN là một trong những công việc khá phức tạp, kết quả của công tác này ảnh hưởng đến uy tín của các cấp, các ngành; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân các CĐT và nhà thầu. Theo quy định hiện nay, KBNN Bắc Giang thực hiện kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ thủ tục hợp lệ, phù hợp với các quy định của nhà nước. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo quy định thì KBNN được phép từ chối thanh toán. Tuy nhiên, quy định về nội dung kiểm soát đối với từng nội dung công việc còn chưa thống nhất, chồng chéo với trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ như đối với các hợp đồng xây dựng, KBNN không chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng và định mức đơn giá do các nội dung này đã được các cơ quan chức năng thẩm định, cơ quan tư vấn giám sát chịu trách nhiệm. Nhưng với chi phí quản lý dự án, KBNN lại phải kiểm soát về định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Vì vậy, cần quy định cụ thể nội dung, phạm vi kiểm soát của KBNN và công khai, minh bạch, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán.

Ba là, hoàn thiện quy định về kiểm soát thanh toán tạm ứng, thu hồi tạm ứng: Các quy định về tạm ứng, thu hồi tạm ứng Bộ Tài chính quy định còn chưa phù hợp, cần bổ sung hoàn thiện như sau:

- Cần quy định thêm điều kiện tạm ứng vốn cho hợp đồng xây dựng, CĐT phải gửi cho KBNN quyết định bàn giao mặt bằng công trình. Do quy định về tạm ứng hiện nay được thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực nên dẫn đến tình trạng nhiều dự án được tạm ứng vốn nhưng chưa có mặt bằng để thi công, nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng của nhà nước sử dụng vào các mục đích khác.

- Theo quy định hiện nay, mức tạm ứng tối đa cho các hợp đồng trong năm là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm (trừ tạm ứng cho công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng) đã hạn chế được việc tạm ứng tràn lan tuy nhiên chưa hợp lý do nhiều hợp đồng có giá trị rất lớn nhưng kế hoạch vốn được bố trí rất ít, hoặc có nhiều hợp đồng cùng triển khai trong năm sẽ không được tạm ứng đủ số

vốn cần thiết để triển khai thực hiện dự án. Mặc dù có quy đinh được tạm ứng nhiều lần và sau khi thu hồi tạm ứng thì tiếp tục được tạm ứng cho đến khi đạt tỷ lệ quy định nhưng do thời gian từ khi thi công đến khi hoàn thành khối lượng công việc để thanh toán tương đối dài nên việc quy định tạm ứng như hiện nay còn chưa phù hợp, chưa kích thích được việc đẩy nhanh tiến độ thi công của các nhà thầu. Do vậy, cần giữ nguyên quy định về tạm ứng theo tỷ lệ hợp đồng và ban hành các quy định cụ thể về quản lý sử dụng số vốn tạm ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 109 - 111)