Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng tạo ra nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Song, kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Ở trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh mặc dù đã có bước phục hồi nhưng tốc độ vẫn chậm. Trong tỉnh, cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai…đã có những tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Trước tình hình đó, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã bám sát diễn biến tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tập trung các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển; cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực.

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 9,5%, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,1%, xây dựng tăng 9,1%), dịch vụ đạt 6,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang cao hơn bình quân chung cả nước; xếp thứ 3 trong 11 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (sau các tỉnh Lào Cai và Thái Nguyên).

- GRDP bình quân/người tiếp tục được rút ngắn so với bình quân cả nước, năm 2015 ước đạt 1.530USD, tăng 820 USD so với năm 2010.

Năm 2010 GRDP/người/năm bằng 56%; năm 2015 bằng 66,5% bình quân cả nước, đứng thứ 2 so với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên: 2.130 USD).

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực:

Cơ cấu 2005 2010 2015

Nông nghiệp 39,3 32,5 23,6

Công nghiệp - xây dựng 25 33,6 41,6

Dịch vụ 35,7 33,9 34,8

3.1.2.2. Về phát triển công nghiệp

- Cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế tăng từ 22,2% năm 2010 lên 31,7% năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá 2010) đạt khoảng 56,7 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2,6 tỷ USD).

- Tỷ trọng khu vực FDI tăng lên trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2010, khu vực FDI chiếm 39%, khu vực nhà nước chiếm 16,7%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 44,3%; ước năm 2016, khu vực FDI chiếm 66,2%, khu vực nhà nước chiếm 7,8%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 26%.

- Đã phát triển thêm một số sản phẩm mới có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực như điện, điện tử, máy tính và phụ kiện..., bước đầu hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Về các khu, cụm công nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp, 27 cụm công nghiệp đang hoạt động, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang được đầu tư để đảm bảo đồng bộ. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đóng góp trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 1/4 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Hiện có khoảng 500 làng có nghề, trong đó có 39 làng nghề đạt tiêu chí quy định (trong đó có 14 làng nghề truyền thống) hoạt động chủ yếu về chế biến nông, lâm sản trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có.

3.1.2.3. Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Đã xây dựng được một số sản phẩm có thương hiệu, hình thành một số vùng sản xuất tập trung; hiện nay đang mở rộng một số sản phẩm như: nấm, cam, bưởi, chè...

Bắc Giang là một tỉnh trọng điểm về chăn nuôi của khu vực với quy mô đàn lợn khoảng 1,2 triệu con, đàn gà khoảng 14,6 triệu con và đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm gà đổi Yên Thế.

- Về xây dựng nông thôn mới: Đã huy động được nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, bộ mặt có nhiều thay đổi, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 16,8% số xã. Năm 2015, bình quân số tiêu chí trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 12,7/19 tiêu chí.

3.1.2.4. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị

- Hạ tầng giao thông tập trung vào các tuyến đường tỉnh, đã hoàn thành cải tạo nâng cấp 12 tuyến đường tỉnh dài 215 km, một số công trình quan trọng như: Đường tỉnh 293, 398, 295, 296, 297, 298, 299, 295B và đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án tạo không gian phát triển mới.

Trong giai đoạn 2011-2015, đã cải tạo nâng cấp cứng hóa được 240 km đường huyện, 695 km đường liên xã, trục xã, 654 km đường thôn, bản, nâng tỷ tỷ lệ cứng hóa đường huyện từ 50% năm 2010 lên 85%, đường xã từ 21,5% lên 58,5%, đường thôn bản đạt 47,6%.

- Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp: Đã đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng; hỗ trợ đầu tư hạ tầng 07 cụm công nghiệp...

- Hạ tầng phát triển nông nghiệp: Tập trung vào cải tạo các hồ chứa, hệ thống thủy lợi, đê điều, kênh mương nội đồng, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 20% năm 2010 lên 37% năm 2015.

- Hạ tầng các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, các công trình công cộng, đô thị, trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)