Thực hiện giải ngân vốn đầu tư (cấp phát vốn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xdcb từ nsnn của kbnn tỉnh

4.1.2. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư (cấp phát vốn)

4.1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Với vị trí địa lý gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện; đất đai rộng, nguồn lao động trẻ, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và xuất khẩu.

Một số dự án lớn đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH và năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường.

Thực tế, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tăng qua các năm và phát huy tác dụng định hướng đầu tư toàn xã hội. Từ năm 2014 đến năm 2016, nguồn vốn NSNN dành cho lĩnh vực đầu tư XDCB của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng. Cụ thể: Nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB năm 2015 là 3.321 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2014 là 561 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 20,3%. Chỉ tiêu này năm 2016 tăng lên đạt 3.532 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2015 là 211 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 6,3%. (chi tiết xem bảng 4.3 dưới đây).

Bảng 4.3. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN, giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng giai đoạn

2014 -2016 Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) A Tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN 2.760 100 3.321 100 3.532 100 9.613 100 Trong nước 2.655 97,2 3.233 97,6 3.457 97,8 9.345 97,5 Ngoài nước 105 2,8 88 2,3 75 2,1 268 2,5

I Ngân sách Trung ương 175 4,7 123 3,2 124 3,5 422 3,9

1 Trong nước 152 4,1 107.9 2,8 106.5 3 366.4 3,3

2 Ngoài nước 23 0,6 15.1 0,4 17.6 0,5 55.7 0,5

II Ngân sách địa phương 1.314 61,4 1.989 63,8 2.289 63,1 5.592 62,7

1 Nguồn cân đối NSĐP 510 39,9 1.364 46,8 1.545 42 3.419 43,1

Trong nước 420 37,7 1.291 45,9 1.488 40,4 3.199 41,2

Ngoài nước 82 2,2 73 1,9 57 1,6 212 1,9

2 Nguồn TW hỗ trợ có mục tiêu 233 6,2 439 11,8 441 12,5 1.113 10,2

3 Nguồn khác (vay tín dụng, vay KBNN) 571 15,3 186 5,0 303 8,6 1.060 9,3

III Nguồn TPCP 945 25,3 1.075 28,9 984 27,8 3.004 27,3

IV Các chương trình mục tiêu quốc gia 326 8,7 134 3,6 135 3,8 595 5,4

Từ bảng 4.3 trên cho thấy:

- Về cơ cấu, nguồn vốn đầu tư XDCB trong nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 95% tổng nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB toàn tỉnh hàng năm. Nguồn này bao gồm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn TPCP và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Những năm gần đây, nguồn vốn TPCP có xu hướng giảm bởi chủ trương tái cơ cấu đầu tư công. Nếu như năm 2015, nguồn vốn này tăng 130 tỷ đồng và 13,7% so với năm trước thì tương ứng đến năm 2016 giảm 91 tỷ đồng và 8,5%. Đáng chú ý trong giai đoạn 2014 - 2015 có sự cắt giảm mạnh nguồn vốn ngân sách Trung ương (giảm 52 tỷ đồng, tương đương 29,7%); vốn vay tín dụng ưu đãi và vay KBNN (giảm 385 tỷ đồng, tương đương 67,4%); vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm 192 tỷ đồng, tương đương 58,9%).

- Nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh, trên 60% tổng nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB toàn tỉnh hàng năm. Vốn ngân sách địa phương trên địa bàn chủ yếu tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng (như giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đầu nguồn...), an ninh quốc phòng không có khả năng thu hồi vốn, đồng thời cũng dành một phần đầu tư các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết việc làm... Nguồn này bao gồm vốn cân đối ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương hỗ trợ (gồm cả CTMT và hỗ trợ mục tiêu), vốn TPCP, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ của nước ngoài.

Việc triển khai các dự án từ nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB đã khởi động, có tác dụng kích cầu để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng từ 4.900 tỷ đồng năm 2014 lên 5.565 tỷ đồng năm 2015 và 8.375 tỷ đồng năm 2016. Vốn đầu tư của dân cư tăng từ 9.027 tỷ đồng năm 2014 lên 10.833 tỷ đồng năm 2015 và 13.797 tỷ đồng năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 3.550 tỷ đồng năm 2014 lên 5.050 tỷ đồng năm 2015 và 5.100 tỷ đồng năm 2016.

Có thể nhận thấy, việc huy động vốn đầu tư XDCB, trong đó có vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua có nhiều cố gắng; nhất là sự cố gắng của các cấp chính quyền trong thu ngân sách đã tạo ra nguồn lực bổ sung vốn cho đầu tư XDCB trong điều kiện vốn NSNN dành cho đầu tư XDCB tập trung của ngân sách trung ương cân đối cho địa phương ổn

định trong cả giai đoạn (thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Năm 2014 là 3.029 tỷ đồng, năm 2015 là 3.321 tỷ đồng tăng 9,6% so với năm 2014 và năm 2016 là 4.339 tỷ đồng tăng 30,6% so với năm 2015). Nguồn vốn tăng là nguồn lực rất quý cho một tỉnh còn nhiều khó khăn như Bắc Giang, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo nên những thách thức trong công tác quản lý vốn khi mà trình độ năng lực của nhiều CĐT cấp huyện, xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Trong đầu tư, sử dụng, quản lý quyết toán vốn có biểu hiện do nguồn vốn eo hẹp nên tình trạng thiếu vốn, bố trí vốn không đủ làm kéo dài dự án gây tăng chi phí, giảm hiệu quả vẫn diễn ra. Về công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Một số dự án CĐT chưa bám sát quy hoạch nên khi lập dự án không đảm bảo tính khả thi. Chất lượng hồ sơ dự án chưa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian. Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB có tình trạng chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư còn khá phổ biến, có hiện tượng chạy tạm ứng vào cuối năm để tránh bị xem xét điều chuyển hoặc cắt bớt nguồn vốn. Về công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư XDCB vẫn diễn ra. Năng lực, trách nhiệm của CĐT hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng; thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có thẩm quyền là các nguyên nhân chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành.

4.1.2.2. Tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư (cấp phát vốn)

Công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB phải tuân theo những nguyên tắc nhất định sau:

- Việc giải ngân vốn đầu tư XDCB phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự dự án đầu tư và xây dựng, nguyên tắc này đảm bảo tính kế hoạch và hiệu quả của vốn đầu tư XDCB.

- Phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Tức là chỉ được cấp vốn cho việc thực hiện đầu tư XDCB các dự án và việc giải ngân đó phải đảm bảo đúng kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

- Vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo việc giải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình.

- Việc giải ngân vốn đầu tư XDCB phải thực hiện việc kiểm tra kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Kiểm tra bằng đồng tiền bao trùm toàn bộ chu kỳ đầu tư bắt đầu từ giai đoạn kế hoạch hoá đầu tư và kết thúc bằng việc sử dụng tài sản cố định đã được tạo ra và được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc giải ngân vốn đầu tư XDCB. Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, hoàn thành kế hoạch và đưa công trình vào sử dụng.

Về bản chất giải ngân vốn đầu tư gồm 2 phần:

Thứ nhất, là các chủ đầu tư phải có khối lượng thì mới được thanh toán. Thứ hai, là tạm ứng vốn thanh toán.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, một mặt KBNN phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp đảm bảo đủ nguồn vốn, thực hiện điều hành linh hoạt. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư ở mức cao nhất. Mặt khác, kiểm soát chặt chẽ từng khoản chi từ nguồn vốn của Nhà nước; kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước.

Để nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch, cần phân tích tiến độ giải ngân qua quy mô và tỷ lệ giải ngân (vốn đã giải ngân/kế hoạch vốn). Trong giai đoạn 2014 - 2016, giải ngân vốn đầu tư XDCB đều đạt tỷ lệ cao (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng - % Năm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

KH TH Tỷ lệ (%) KH TH Tỷ lệ (%) KH TH Tỷ lệ (%) 1. Ngân sách TW 1.446 1.345 93 1.332 1.269 95,2 1.243 1.202 96,7 - Tập trung 175 170 97,1 123 121,3 97,5 124 119 96 - CTMT 326 280 85,9 134 128,7 95,1 135 132 97,8 - TPCP 945 895 94,7 1.075 1.019 94,2 984 951 96,6 2. Ngân sách tỉnh 1.134 1.032 91 1.799 1.706 94,7 2.153 2.088 97 3. Ngân sách huyện 110 104 94,5 122 120,5 98,6 91 89 97,8 4. Ngân sách xã 70 63,9 91,3 68 63,5 93,1 45 43 95,6 Tổng cộng 2.760 2.545 92,2 3.321 3.159 95,1 3.532 3.422 96,8 Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang (2014 - 2016)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Trong giai đoạn này, thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư công nên NSTW dành cho đầu tư XDCB không nhiều: Vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Các dự án đầu tư bằng vốn XDCB tập trung chủ yếu tập trung vào xây dựng trụ sở các đơn vị trung ương, một phần cho hạ tầng giao thông…các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ mỗi năm trên dưới 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn thành thường rất cao do các nguyên nhân: Chủ đầu tư tương đối có năng lực, đa số các nhà thầu là những doanh nghiệp mạnh trong xây dựng, vốn đầu tư cho các gói thầu tương đối lớn, luôn sẵn sàng và kịp thời giải ngân và xử lý các vướng mắc, do vậy rất thuận lợi và tạo điều kiện thúc đẩy hoàn thành kế hoạch sớm nhất, thậm chí thi công vượt kế hoạch vốn.

- Ngân sách huyện và ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB có tỷ lệ giải ngân cao cũng có lý do riêng đó là những công trình dự án rất nhỏ gọn, thủ tục thanh toán vốn đơn giản.

- Vốn đầu tư XDCB ngân sách tỉnh thì nguồn XDCB tập trung trong cân đối thường đạt tỷ lệ cao về tính ổn định. Đây là nguồn được tuân thủ các trình tự ngân sách một cách bài bản nhất từ lập, phân bổ và chấp hành ngân sách.

Sự chủ động từ phía cơ quan KBNN, Sở Tài chính và cả chủ đầu tư đã khiến cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Giang luôn đạt cao, cụ thể năm 2014 đạt 92,2%, năm 2015 đạt 95,1% và năm 2016 đạt 96,8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 65 - 70)