Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 112 - 117)

Một là, cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Bắc Giang theo hướng thống nhất quy trình (vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP, vốn ngân sách xã) đảm bảo đơn giản rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ; hiện đại hóa công nghệ thông tin, xây dựng chuẩn ISO để áp dụng trong hoạt động. Hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, công khai, minh bạch nhằm rút ngắn thời gian giải ngân vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Loại bỏ bớt những hồ sơ, tài liệu ra khỏi hồ sơ thanh toán khi CĐT gửi đến KBNN mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc quản lý và thanh toán đúng chế độ. Văn bản có thể loại ra khỏi quy trình là bảo đảm thực hiện hợp đồng. Cần phải khẳng định bảo đảm thực hiện hợp đồng là quy định bắt buộc ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu đối với CĐT trong việc thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Đối với cơ quan, khi tạm ứng vốn cho hợp đồng nhà thầu đã có bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng đối với khoản tiền tạm ứng, đây là cơ sở pháp lý để nhà thầu phải thực hiện đúng mục đích số tiền tạm ứng. Khi dự án có khối lượng hoàn thành, được nghiệm thu và CĐT đề nghị thanh toán, thì đương nhiên hợp đồng đã được thực hiện, KBNN có đủ cơ sở để thanh toán cho khối lượng đó mà không cần phải gửi bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Hai là, cải tiến cơ chế một cửa trong kiểm soát chi đầu tư XDCB. Giao dịch theo cơ chế một cửa là yêu cầu phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực; Giao dịch một cửa trong kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN tỉnh Bắc Giang hiện nay đã đáp ứng được mục đích CĐT chỉ phải giao dịch với một đầu mối duy nhất là cán bộ kiểm soát thanh toán, tuy nhiên lại không đáp ứng được mục tiêu tách bạch hai bộ phận (tiếp nhận hồ sơ và xử lý nghiệp vụ). Với đặc thù kiểm soát chi đầu tư XDCB rất đa dạng, phức tạp, hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ lại thường xuyên sửa đổi bổ sung; nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chưa nắm bắt kịp thời, rõ ràng và đầy đủ các điều kiện chi tiết về thủ tục kiểm soát chi nên thường nảy sinh vướng mắc cần có sự trao đổi, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiệp vụ

KBNN. Nếu tách bạch hai bộ phận giao nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tạo thêm một khâu trung gian, tách biệt giữa người giao dịch và người xử lý nghiệp vụ dẫn đến thêm một khâu trung gian trong quy trình xử lý nghiệp vụ, trở thành rào cản cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của công cuộc cải cách thủ tục hành chính là tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền. Đây chính là hạn chế hiện nay khi triển khai cơ chế một cửa.

Để có thể đạt được cả hai mục tiêu là đơn giản thủ tục hành chính và tách bạch giữa bộ phận tiếp nhận và cán bộ xử lý nghiệp vụ cần điều chỉnh theo hướng: Kiện toàn bộ máy tiếp nhận và trả kết quả bao gồm bộ phận cán bộ kiểm soát thanh toán hiện nay, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm soát và quản lý hồ sơ dự án sau đó chuyển kết quả cho bộ phận xử lý; tách bộ phận xử lý nghiệp vụ với chức năng thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán trên cơ sở kết quả kiểm soát của bộ phận tiếp nhận. Như vậy hai bộ phận hoạt động độc lập, kiểm tra giám sát được thời gian tổ chức thực hiện theo quy trình, đáp ứng được mục tiêu của cơ chế một cửa.

Ba là, đơn giản hóa những hồ sơ, thủ tục thanh toán nhằm rút ngắn thời gian giải ngân vốn đầu tư. Tức là, loại bỏ bớt những hồ sơ, tài liệu ra khỏi hồ sơ thanh toán khi CĐT gửi đến KBNN mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc quản lý và thanh toán đúng chế độ. Cụ thể văn bản nên loại bỏ là:

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác quy hoạch hoặc công tác chuẩn bị đầu tư. Bởi lẽ, việc quy hoạch hoặc chuẩn bị đã được ra soát và được cấp có thẩm quyền chấp nhận về chủ trương, nên mới được bố trí vào kế hoạch đầu tư năm của Bộ, địa phương.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ, cần phải khẳng định bảo lãnh thực hiện hợp đồng là thuộc trách nhiệm của nhà thầu đối với CĐT trong việc thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, về phía cơ quan thanh toán - KBNN, khi dự án có khối lượng hoàn thành, được bên A, bên B nghiệm thu và bên A đề nghị thanh toán, thì KBNN có đủ cơ sở để thanh toán cho khối lượng đó.

Ngoài việc loại bỏ bớt những văn bản trên, KBNN cũng cần nghiên cứu để giảm bớt những chỉ tiêu hoặc chữ ký trên chứng từ thanh toán. Chẳng hạn, đối với giấy rút hạn mức vốn đầu tư hiện nay có khá nhiều người cùng thực hiện kiểm soát. Cụ thể, có 7 người cùng ký trên giấy rút vốn đầu tư. Trong đó, KBNN có 5 người cùng ký (gồm cán bộ kiểm soát, phụ trách, cán bộ kế toán, kế toán

trưởng, lãnh đạo KBNN); về phía CĐT có 2 người ký (gồm kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị). Tuy nhiên, về phía KBNN, khi cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán đã kiểm soát và ký tên trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, nên không cần thiết phải ký trên giấy rút vốn đầu tư. Như vậy, có thể giảm bớt được 2 người ký, đó là cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán vốn đầu tư trên giấy rút vốn đầu tư.

Bốn là, cải tiến chế độ thông tin báo cáo và nâng cấp chương trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB: Kiến nghị cải tiến chế độ thông tin báo cáo theo hướng loại bỏ những mẫu biểu báo cáo trùng lắp, không cần thiết, hoặc khả năng khai thác ít, gần như không đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan có liên quan; Bổ sung, sửa đổi để hoàn chỉnh chế độ thông tin báo cáo thanh toán vốn đầu tư trên phạm vi tổng thể và đặt trong mối quan hệ về chế độ báo cáo chung của toàn hệ thống KBNN, tích hợp giữa quy chế thông tin báo cáo về vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN trong nội bộ ngành Tài chính theo Thông tư 99/2013/TT-BTC và Thông tư số 08/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), nhất là trong giai đoạn hiện nay khi dự án TABMIS đã được vận hành trong toàn quốc đòi hỏi chế độ thông tin báo cáo phải vừa phục vụ mục tiêu điều hành và quản lý vốn đầu tư XDCB, vừa phải đảm bảo phù hợp với hệ thống TABMIS để công tác thông tin báo cáo được thuận lợi nhanh chóng và đảm bảo chính xác phục vụ kịp thời yêu cầu về thông tin báo cáo.

Năm là, hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi NSNN phù hợp lộ trình triển khai Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020: Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là một cơ chế quản lý rất mới, được ban hành từ cuối năm 2008 và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện. Đây là một chính sách rất tiến bộ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực trên thế giới, là một nội dung quan trọng trong quá trình tiến hành cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam.Với mục tiêu quản lý kiểm soát chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ các khoản chi tiêu NSNN qua KBNN, bắt đầu từ khi có dự toán được duyệt đến khâu cam kết và thực hiện thanh toán, chi trả; thực hiện cải cách hành chính công khai và minh bạch thông tin; tận dụng ưu thế về hành lang pháp lý, về công nghệ và nguồn nhân lực trong khuôn khổ lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng quy trình tích hợp quản lý kiểm

soát, cam kết và thanh toán các khoản vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả; đồng thời xác định lộ trình triển khai quy trình này phù hợp với quá trình triển khai chiến lược phát triển KBNN.

Bổ sung quy định về thực hiện cam kết chi NSNN, đặc biệt là quy định về điều chỉnh cam kết chi. Hiện nay các CĐT cơ bản đã tuân thủ thực hiện cam kết chi, tuy nhiên nếu theo quy định hiện nay chỉ mang tính hình thức vì cuối năm ngân sách, do xác định không chính xác tiến độ thực hiện của các công việc nên hầu hết các CĐT đều đề nghị điểu chỉnh cam kết chi. Điều này làm tăng khối lượng công việc cuối năm cho KBNN và giảm vai trò của cam kết chi. Do vậy cần có chế tài đủ mạnh để tăng cường trách nhiệm của các CĐT trong việc xác định và thực hiện cam kết chi.

Sáu là, về công tác tổ chức cán bộ:

- Trên cơ sở đề án đánh giá vị trí việc làm, tiếp tục rà soát bộ máy cán bộ của Phòng Kiểm soát chi NSNN và bộ phận kiểm soát chi đầu tư XDCB tại các KBNN huyện. Cần bổ sung thêm cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB cho KBNN huyện, đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa; nâng cao chất lượng cán bộ, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tại KBNN huyện;

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ theo các chuyên đề cụ thể, đi sâu nghiên cứu kinh tế đầu tư. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Rà soát ban hành tiêu chuẩn vị trí việc làm đối với cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB về trình độ chuyên ngành quản lý kinh tế, tài chính, XDCB trình độ đại học trở lên; bảo đảm kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên trở lên; có đức tính liêm khiết, trung thực, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Hà Nội.

6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định và hướng dẫn chi tiết Luật NSNN, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, Hà Nội. 10. Chính Phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ

tướng Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.

11. Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và vốn TPCP, Hà Nội.

12. Chính phủ (2015), Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

13. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Đậu Thị Thu Hoài (2014), Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. KBNN Bắc Giang, Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN qua các năm 2014, 2015, 2016 Bắc Giang.

16. KBNN (2012), Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của KBNN về việc quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, Hà Nội.

17. KBNN Bắc Giang, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB các năm 2011, 2012, 2013, 2014, Bắc Giang.

18. Nguyễn Thùy Linh (2013), Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 19. Nguyễn Tài Tâm (2011), Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của NSNN

qua KBNN tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 20. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Hà Nội.

21. Quốc hội (2015), Luật NSNN (số 83/2015/QH13), Hà Nội.

22. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, Báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, tổng hợp số liệu XDCB qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Bắc Giang.

23. UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết kết tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, Bắc Giang.

24. UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết công tác đầu tư XDCB 2014, 2015 và 2016, Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 112 - 117)