Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 45)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km. Có diện tích tự nhiên 3.843,9 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác. Các yếu tố trên rất thuận lợi để phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang.

+ Dân số và nguồn nhân lực

Đến hết 2014, toàn tỉnh Bắc Giang có 1.624.456 người (tăng hơn 65 nghìn người so với năm 2009), tỷ lệ tăng dân số là 0,8%/năm. Trong đó, dân số từ 14 tuổi trở xuống chiếm 23,8%, từ 15 đến 64 tuổi chiếm 69,4%, từ 65 tuổi trở lên là

6,8%; mật độ dân số là 421 người/km2 (tăng 17 người so với năm 2009), ở mức cao trong khu vực. Với những tiềm năng, thế mạnh trên, Bắc Giang đã và đang tạo ra bước đột phá trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho thị trường lao động trong và ngoài nước nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.

3.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng tạo ra nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Song, kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Ở trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh mặc dù đã có bước phục hồi nhưng tốc độ vẫn chậm. Trong tỉnh, cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai…đã có những tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Trước tình hình đó, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã bám sát diễn biến tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tập trung các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển; cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực.

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 9,5%, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,1%, xây dựng tăng 9,1%), dịch vụ đạt 6,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang cao hơn bình quân chung cả nước; xếp thứ 3 trong 11 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (sau các tỉnh Lào Cai và Thái Nguyên).

- GRDP bình quân/người tiếp tục được rút ngắn so với bình quân cả nước, năm 2015 ước đạt 1.530USD, tăng 820 USD so với năm 2010.

Năm 2010 GRDP/người/năm bằng 56%; năm 2015 bằng 66,5% bình quân cả nước, đứng thứ 2 so với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên: 2.130 USD).

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực:

Cơ cấu 2005 2010 2015

Nông nghiệp 39,3 32,5 23,6

Công nghiệp - xây dựng 25 33,6 41,6

Dịch vụ 35,7 33,9 34,8

3.1.2.2. Về phát triển công nghiệp

- Cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế tăng từ 22,2% năm 2010 lên 31,7% năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá 2010) đạt khoảng 56,7 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2,6 tỷ USD).

- Tỷ trọng khu vực FDI tăng lên trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2010, khu vực FDI chiếm 39%, khu vực nhà nước chiếm 16,7%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 44,3%; ước năm 2016, khu vực FDI chiếm 66,2%, khu vực nhà nước chiếm 7,8%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 26%.

- Đã phát triển thêm một số sản phẩm mới có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực như điện, điện tử, máy tính và phụ kiện..., bước đầu hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Về các khu, cụm công nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp, 27 cụm công nghiệp đang hoạt động, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang được đầu tư để đảm bảo đồng bộ. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đóng góp trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 1/4 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Hiện có khoảng 500 làng có nghề, trong đó có 39 làng nghề đạt tiêu chí quy định (trong đó có 14 làng nghề truyền thống) hoạt động chủ yếu về chế biến nông, lâm sản trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có.

3.1.2.3. Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Đã xây dựng được một số sản phẩm có thương hiệu, hình thành một số vùng sản xuất tập trung; hiện nay đang mở rộng một số sản phẩm như: nấm, cam, bưởi, chè...

Bắc Giang là một tỉnh trọng điểm về chăn nuôi của khu vực với quy mô đàn lợn khoảng 1,2 triệu con, đàn gà khoảng 14,6 triệu con và đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm gà đổi Yên Thế.

- Về xây dựng nông thôn mới: Đã huy động được nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, bộ mặt có nhiều thay đổi, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 16,8% số xã. Năm 2015, bình quân số tiêu chí trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 12,7/19 tiêu chí.

3.1.2.4. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị

- Hạ tầng giao thông tập trung vào các tuyến đường tỉnh, đã hoàn thành cải tạo nâng cấp 12 tuyến đường tỉnh dài 215 km, một số công trình quan trọng như: Đường tỉnh 293, 398, 295, 296, 297, 298, 299, 295B và đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án tạo không gian phát triển mới.

Trong giai đoạn 2011-2015, đã cải tạo nâng cấp cứng hóa được 240 km đường huyện, 695 km đường liên xã, trục xã, 654 km đường thôn, bản, nâng tỷ tỷ lệ cứng hóa đường huyện từ 50% năm 2010 lên 85%, đường xã từ 21,5% lên 58,5%, đường thôn bản đạt 47,6%.

- Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp: Đã đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng; hỗ trợ đầu tư hạ tầng 07 cụm công nghiệp...

- Hạ tầng phát triển nông nghiệp: Tập trung vào cải tạo các hồ chứa, hệ thống thủy lợi, đê điều, kênh mương nội đồng, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 20% năm 2010 lên 37% năm 2015.

- Hạ tầng các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, các công trình công cộng, đô thị, trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

3.1.3. Xu hướng đầu tư XDCB đến năm 2020 và nhiệm vụ đặt ra với công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN tỉnh Bắc Giang tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN tỉnh Bắc Giang

Để hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Theo đó, Quy hoạch và Nghị quyết Đại hội đã xác định giải pháp quan trọng là huy động và sử

dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư với dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 230 nghìn tỷ đồng và khoảng 500 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2021-2030.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn

Chỉ tiêu Đơn vị 2016- 2020 Tổng nhu cầu 2011- 2020 2021- 2030 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 230.000 330.000 500.000

1. Vốn nhà nước Tỷ đồng 31.740 49.640 55.000

-Trung ương, địa phương Tỷ đồng 29.900 46.900 40.000 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 13,0 14,2 8,0

-ODA Tỷ đồng 1.840 2.740 15.000

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 0,8 0,8 3,0 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tỷ đồng 62100 82.100 155000 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 27,0 24,9 31,0 3. Vốn đầu tư doanh nghiệp Tỷ đồng 55.200 74.700 132.500 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 24,0 22,6 26,5

4. Vốn đầu tư dân cư Tỷ đồng 78.660 120.760 150.000

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 34,2 36,6 30,0 5. Các nguồn vốn khác (NGOs, đóng

góp,…)

Tỷ đồng 2.300 2.800 7.500

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 1,0 0,8 1,5 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 Trong đó, dự báo cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chia theo lĩnh vực như sau: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần khoảng 53,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cần 203 nghìn tỷ đồng, chiếm 61,5%; lĩnh vực dịch vụ cần khoảng 73,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2020.

Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2016-2020 Cả thời kỳ 2021-2030 Vốn đầu

tư Cơ cấu (%) Vốn đầu tư Cơ cấu (%) 1 Nông, lâm, ngư nghiệp 33.800 14,7 47.500 9,5 2 Công nghiệp - xây dựng 138.000 60,0 250.000 50,0 3 Khu vực dịch vụ 58.200 25,3 202.500 40,5

Tổng vốn đầu tư 230.000 100 500.000 100

Trong đó, tỉnh chủ trương từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Phối hợp, tạo điều kiện nâng cấp tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, các quốc lộ 17, 31, 37, tập trung hoàn thành xây dựng đường tỉnh 293 và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh khác, tạo hệ thống giao thông huyết mạch thông suốt, thuận tiện cho việc giao thương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân. Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt động và các cụm công nghiệp đã quy hoạch gắn với đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới Khu công nghiệp Châu Minh - Mai Đình ở huyện Hiệp Hòa và Khu công nghiệp tại xã Tăng Tiến ở huyện Việt Yên theo quy hoạch các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đầu tư phát triển các khu đô thị, hạ tầng đô thị đồng bộ của thành phố Bắc Giang, các thị trấn, thị tứ ở các huyện gắn với hạ tầng thương mại, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đê xung yếu, bảo đảm an toàn các hồ chứa. Phát triển và quản lý chặt chẽ hệ thống rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

Với xu hướng đó, nhu cầu vốn đầu tư XDCB hiện nay là rất lớn. Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, thu mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu chi; nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hạn hẹp, nên tỉnh xác định tăng cường

công tác quản lý vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn NSNN là biện pháp quan trọng, cần tập trung thực hiện để trong điều kiện nguồn vốn có hạn nhưng phát huy hiệu quả cao nhất, phục vụ cho các nhiệm vụ, mục tiêu của giai đoạn 2016-2020.

● Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh cần giải quyết các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích, nằm trong dự toán NSNN và trong tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước về đầu tư XDCB; các chế độ về quản lý, kiểm soát chi NSNN một cách đồng bộ, đầy đủ, mang tính nhất quán xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Việc kiểm soát chi đầu tư XDCB phải gắn với hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng.

Thứ hai, công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN phải thông thoáng, đơn giản thủ tục hành chính, cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, có năng lực, được đào tạo, có kiến thức về quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa có đức tính liêm khiết trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, vui vẻ, hòa nhã với khách hàng, phải chí công vô tư trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc.

Thứ ba, về cơ sở vật chất điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu và nhanh chóng.

3.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KBNN TỈNH BẮC GIANG

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN tỉnh Hà Bắc được thành lập ngày 01/01/1990. Đến năm 1997, KBNN tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tổ chức bộ máy quản lý của KBNN tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy KBNN tỉnh Bắc Giang

* Chức năng, nhiệm vụ của KBNN tỉnh Bắc Giang

Theo Quyết định số 1399/QD-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, KBNN Bắc Giang có chức năng, nhiệm vụ sau:

Về chức năng: KBNN tỉnh Bắc Giang là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Bắc Giang có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 45)