Xu hướng đầu tư XDCB đến năm 2020 và nhiệm vụ đặt ra với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 48 - 51)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Xu hướng đầu tư XDCB đến năm 2020 và nhiệm vụ đặt ra với công

tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN tỉnh Bắc Giang

Để hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Theo đó, Quy hoạch và Nghị quyết Đại hội đã xác định giải pháp quan trọng là huy động và sử

dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư với dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 230 nghìn tỷ đồng và khoảng 500 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2021-2030.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn

Chỉ tiêu Đơn vị 2016- 2020 Tổng nhu cầu 2011- 2020 2021- 2030 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 230.000 330.000 500.000

1. Vốn nhà nước Tỷ đồng 31.740 49.640 55.000

-Trung ương, địa phương Tỷ đồng 29.900 46.900 40.000 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 13,0 14,2 8,0

-ODA Tỷ đồng 1.840 2.740 15.000

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 0,8 0,8 3,0 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tỷ đồng 62100 82.100 155000 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 27,0 24,9 31,0 3. Vốn đầu tư doanh nghiệp Tỷ đồng 55.200 74.700 132.500 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 24,0 22,6 26,5

4. Vốn đầu tư dân cư Tỷ đồng 78.660 120.760 150.000

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 34,2 36,6 30,0 5. Các nguồn vốn khác (NGOs, đóng

góp,…)

Tỷ đồng 2.300 2.800 7.500

% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 1,0 0,8 1,5 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 Trong đó, dự báo cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chia theo lĩnh vực như sau: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần khoảng 53,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cần 203 nghìn tỷ đồng, chiếm 61,5%; lĩnh vực dịch vụ cần khoảng 73,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2020.

Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2016-2020 Cả thời kỳ 2021-2030 Vốn đầu

tư Cơ cấu (%) Vốn đầu tư Cơ cấu (%) 1 Nông, lâm, ngư nghiệp 33.800 14,7 47.500 9,5 2 Công nghiệp - xây dựng 138.000 60,0 250.000 50,0 3 Khu vực dịch vụ 58.200 25,3 202.500 40,5

Tổng vốn đầu tư 230.000 100 500.000 100

Trong đó, tỉnh chủ trương từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Phối hợp, tạo điều kiện nâng cấp tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, các quốc lộ 17, 31, 37, tập trung hoàn thành xây dựng đường tỉnh 293 và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh khác, tạo hệ thống giao thông huyết mạch thông suốt, thuận tiện cho việc giao thương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân. Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt động và các cụm công nghiệp đã quy hoạch gắn với đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới Khu công nghiệp Châu Minh - Mai Đình ở huyện Hiệp Hòa và Khu công nghiệp tại xã Tăng Tiến ở huyện Việt Yên theo quy hoạch các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đầu tư phát triển các khu đô thị, hạ tầng đô thị đồng bộ của thành phố Bắc Giang, các thị trấn, thị tứ ở các huyện gắn với hạ tầng thương mại, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đê xung yếu, bảo đảm an toàn các hồ chứa. Phát triển và quản lý chặt chẽ hệ thống rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

Với xu hướng đó, nhu cầu vốn đầu tư XDCB hiện nay là rất lớn. Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, thu mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu chi; nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hạn hẹp, nên tỉnh xác định tăng cường

công tác quản lý vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn NSNN là biện pháp quan trọng, cần tập trung thực hiện để trong điều kiện nguồn vốn có hạn nhưng phát huy hiệu quả cao nhất, phục vụ cho các nhiệm vụ, mục tiêu của giai đoạn 2016-2020.

● Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh cần giải quyết các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích, nằm trong dự toán NSNN và trong tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước về đầu tư XDCB; các chế độ về quản lý, kiểm soát chi NSNN một cách đồng bộ, đầy đủ, mang tính nhất quán xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Việc kiểm soát chi đầu tư XDCB phải gắn với hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng.

Thứ hai, công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN phải thông thoáng, đơn giản thủ tục hành chính, cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, có năng lực, được đào tạo, có kiến thức về quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa có đức tính liêm khiết trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, vui vẻ, hòa nhã với khách hàng, phải chí công vô tư trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc.

Thứ ba, về cơ sở vật chất điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 48 - 51)