Nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 42 - 48)

a) Nghiên cứu nước ngoài

Thứ nhất: Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics. Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý...là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích với các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. ..đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả (Phạm Thanh Bình, 2009).

Thứ hai: Phương pháp quản lý Logistics kéo ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy theo truyền thống. Quản lý hậu cần hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy là rất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí. Trong các nền kinh tế dựa trên logistics đẩy trước đây, cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kết của nhiều công ty, sự sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thô và nhân lực rẻ hơn, sự tự động hóa hoặc quá trình tái cơ cấu công nghệ, kỹ thuật trong các nhà máy. Cùng với đó, những sự cải tiến này đã giúp các công ty tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí hậu cần. Ngày nay nguồn thu lợi nhuận từ quá trình nâng cấp và cải tiến này đã được thực hiện trên qui mô lớn hơn trong hầu hết các khu vực sản xuất chế tạo. Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền thống trước đây đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng cơ chế sản xuất dựa

trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế “cần kéo” chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng. Trong khi cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần bao gồm cả số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng (Phạm Thanh Bình, 2009).

Thứ ba: Xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,…Để tối ưu hoá tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến (Phạm Thanh Bình, 2009).

b)Nghiên cứu trong nước

Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai gần, logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt trong khoảng 10 năm tới,

khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200 tỷ USD theo nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics sẽ càng lớn. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong phát triển dịch vụ logistics nhưng năng lực cũng hạn chế vì vậy, để nắm bắt cơ hội ngay từ thời điểm này cần phải có một hệ thống các giải pháp cả về quản lý Nhà nước và của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này cụ thể như sau:

- Các giải pháp về quản lý nhà nước

Cần xây dựng chiến lược, chính sách phát triển hệ thống dịch vụ logistics, theo đó ban hành các văn bản pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho ngành dịch vụ logistics và xây dựng bộ tiêu chuẩn hoạt động cho ngành logistics. Quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ngành dịch vụ logistic, các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, quản lý và hiện đại hóa hải quan, thuế, phí, lệ phí, quản lý cạnh tranh và bảo vệ người sử dụng dịch vụ, đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển ngành dịch vụ logistics, các giải pháp về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ cho ngành logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) với tư cách là tổ chức đại diện, quản lý các hoạt động chuyên môn của ngành dịch vụ này, tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan, hợp tác, liên kết, sáp nhập và cổ phần hóa các Doanh Nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhằm cung cấp dịch vụ logistics trọn gói.

- Các giải pháp kết nối dịch vụ logistics Việt Nam với khu vực và thế giới, đồng thời cần có các giải pháp về quản lý, khuyến khích các hoạt động thương mại có liên quan đến dịch vụ logistics,các giải pháp bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn phục vụ phát triển dịch vụ logistics, tuyên truyền hướng dẫn các Doanh Nghiệp nhận thức đúng vai trò của logistics, vai trò của quản trị logistics và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị logistics trong hoạt động của các Doanh Nghiệp (Phạm Thanh Bình, 2009).

c ) Giải pháp phát triển ngành logistics ở Việt Nam

Để phát triển hiệu quả dịch vụ logistics tại Việt Nam, cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Cần đầu tư nghiên cứu một cách bài bản về chuỗi cung ứng, logistics, dịch vụ logistics và phổ biến kiến thức này cho những người có quan tâm, tránh tình trạng hiểu không thấu đáo sẽ vận dụng sai, không hiệu quả. Cần nhận thức rõ

và quán triệt quan điểm đó là quản trị chuỗi cung ứng và Logistics phải được đặt ngang với các hoạt động quản trị khác. Quốc gia phải có chiến lược phát triển ngành logistics. Để phục vụ cho nhu cầu trước mắt nên thành lập nhóm công tác để nghiên cứu và triển khai dự án thành lập thí điểm một số “Trung tâm Logistics” tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. Tiến tới nghiên cứu mô hình “Tập đoàn dịch vụ logistics của Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu gồm cán bộ của Bộ Giao thông & Vận tải, Bộ Công thương, VIFFAS, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về logistics, các chuyên viên thực tế về logistics (trong và ngoài nước)... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của các nhóm sẽ đề nghị Chính phủ tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc để thành lập các tập đoàn logistics, trung tâm logistic. Cần tiếp tục xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động logistics. Chúng ta đã đưa vào Luật Thương mại sửa đổi 8 điều quy định về Dịch vụ Logistics (Điều 233- điều 240) và ngày 5/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stic. Khung pháp lý chung đã có, cần tiếp tục triển khai chi tiết để thực hiện. Qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Để làm tốt việc này nên nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Singapore và Trung Quốc (Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013).

+ Cần phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước (trong khuôn khổ WTO cho phép) để phát triển ngành dịch vụ Logistics. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ như bộ Công thương, Tài chính, Tổng cục Hải Quan, các địa phương, các doanh nghiệp… để triển khai xây dựng và khai thác các tập đoàn logistics, trung tâm logistics, tránh bị tụt hậu so với khu vực. Cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông, kho bãi… để phục vụ cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng logistics phải dựa trên căn cứ khoa học, phải cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích quốc gia và của ngành, phải đầu tư đồng bộ, nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, khai thác cơ sở vật chất có được một cách tốt nhất. Cần kiên quyết, triệt để chống lại hiện tượng vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương nên tỉnh tỉnh đua nhau xây dựng sân bay, bến cảng,

trung tâm logistics…không những “không Logistics” mà còn gây tổn hại cho dân, cho nước. Trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics phải kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, cơ sở vật chất phục vụ logistics đồng thời là hệ thống phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, còn phải chú trọng đến phát triển bền vững, những công trình phục vụ cho logistics đồng thời là công trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu (Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013).

+ Cần tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Mặc dù đã nhận thức được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt một doanh nghiệp giao nhận theo kiểu truyền thống với doanh nghiệp logistics và đã có những cố gắng nhất định để trang bị, nâng cấp hạ tầng thông tin, nhưng hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ dừng ở mức lập website và dùng website để giới thiệu về mình cùng những dịch vụ của mình. Trên trang web của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hoàn toàn không có các tiện ích khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng (track & trace), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ... Cần lưu ý rằng: khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng (visibility) là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. Sở dĩ Nike chọn APL Logistics và Maersk Logistics (Damco) vì hai công ty này có hệ thống thông tin hiện đại đủ để Nike dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể kiểm soát được tình hình thực hiện các đơn hàng, cũng như tình trạng hàng hóa của họ (đang ở đâu? Trong trạng thái như thế nào?). Bên cạnh đó, công nghệ thông tin hiện đại là công cụ cơ bản giúp các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chính vì vậy, để phát triển dịch vụ logistics thì công việc đầu tiên phải quan tâm là tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin muốn thực hiện công việc này một cách hiệu quả lại cần có tầm nhìn chiến lược và hệ thống giải pháp đồng bộ từ cấp quốc gia xuống đến các doanh nghiệp (Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013).

+ Tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ logistics. Cho đến nay mới chỉ có trường Đại học GTVT-TP.HCM có ngành đào tạo Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức ở bậc đại học, năm 2012 là năm đầu tiên trường đào tạo được 50 cử nhân Quản trị Logistics. Cần tiếp tục mở chuyên ngành đào tạo Logistics ở một số trường đại học khác và mở các Trung tâm/Viện đào tạo Logistics (có thể tham khảo mô hình của NUS và NTU,

Singapore). Trước mắt, cho phép các trường đại học, các trung tâm đào tạo được liên kết với nước ngoài (với các nước có kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics như Singapore, Hà Lan, Mỹ…) để mở các lớp đào tạo kiến thức về logistics một cách bài bản. Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong, ngoài nước cho các chương trình đào tạo ngắn hạn. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA, các chương trình hợp tác của ASEAN, Nhật, ESCAP, các Hiệp hội Logistics và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí mở các lớp đào tạo, huấn luyện thường xuyên hơn.

+ Tăng cường tính liên kết: Như trên đã trình bày tính liên kết giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam rất yếu, làm giảm sức cạnh tranh của ngành, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng, cần ngồi lại cùng nhau, hợp tác với nhau kết thành những chuỗi chặt chẽ để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tổng thể, hoàn hảo. Tùy theo từng điều kiện, có thể tổ chức các chuỗi liên kết dọc hoặc ngang. Chuỗi liên kết dọc công ty giao nhận liên kết với công ty kho bãi, công ty vận tải, môi giới khai thuê hải quan... lập thành chuỗi có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tổng thể/dịch vụ trọn gói – One Stop Shop (Dừng một lần có thể mua được tất cả những gì mong muốn) cho khách hàng. Cần lưu ý sử dụng 3PL, sử dụng dịch vụ One Stop Shop là trào lưu trên thế giới hiện nay, bởi chúng có khả năng giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Chuỗi liên kết ngang các công ty Việt Nam liên kết với nhau để thành lập công ty logistics đủ mạnh, đủ khả năng tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng ổn định cho các công ty mẹ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, đồng thời có đủ nhân lực, vật lực, tài lực để cung cấp các dịch vụ One Stop Shop cho khách hàng (Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013).

+ Tăng cường vai trò của các hiệp hội, trải qua gần 20 năm phát triển, sứ mạng lịch sử của VIFFAS đã hoàn thành, trước những yêu cầu của thời kỳ mới, cần mạnh dạn cải tổ VIFFAS và đổi tên thành Hiệp hội Logistics Việt Nam, với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 42 - 48)