Cơ hội của Công ty Cổ Phần Vân Tải và Thương Mại Vitranimex

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 98 - 100)

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan vì vậy giá trị Logistics còn rất lớn là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Hiện các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này. Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, song tính hơp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp vì vậy các doanh nghiệp Logistics cần mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách hội nhập Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thông pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta đang hội nhập tốt khi vào WTO sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở của về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Lợi thế về khu vực Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000km, có nhiêu cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng

lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics. Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc dịch chuyển cơ sở sàn xuất của nhiều doang nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rât lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. Trong bối cảnh TPP đã kết thúc đàm phán và chuẩn bị đi đến ký kết, AEC sắp hình thành, khối CLMV (Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam) Thái Lan sẽ là trung tâm của khu vực. Các hành lang kinh tế Đông Tây, Bắc Nam sẽ bùng nổ với tốc độ phát triển năng động nhất nhì thế giới. Khi đó, Việt Nam không chỉ phát triển theo hướng sản xuất, mà còn có cơ hội tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải của thế giới. Từ đó có khả năng trở thành những trung tâm thương mại, tài chính. Đây cũng là nơi kết nối giữa khu vực với các nước khác trên toàn thế giới.góp phần cho ngành logistic phát triển.

Hội nhập TPP sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam. Trước hết, việc gỡ bỏ 18.000 dòng thuế về 0% ngay lập tức cùng với những cam kết gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia. Gia tăng thương mại quốc tế là cơ hội để mở rộng thị trường, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Dù với kịch bản nào, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hay “công xưởng gia công” hay là thị trường tiêu thụ, thì lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước TPP sẽ đều gia tăng. Việc thực hiện quy tắc xuất xứ theo phương thức “cộng dồn” sẽ xuất hiện nhiều luồng di chuyển về nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm từ các nước TPP và Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để logistics Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường logistics rộng lớn hơn. Cùng với gia tăng thương mại là sự vận động mạnh mẽ của các luồng đầu tư sản xuất đến Việt Nam từ các nước TPP và các nhà đầu tư ngoại khối nhằm hưởng lợi từ TPP. Hoạt động này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất, trong đó có máy móc, thiết bị và nguyên liệu, mở thêm cơ hội lớn cho vận tải và logistics.Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển

logistics như trên, cùng mức đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì được trong 5 - 10 năm tiếp theo (VCCI-HCM, 2015), sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực logistics. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội kêu gọi thêm nguồn đầu tư từ nước ngoài hoặc triển khai hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Với xu hướng M&A hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng mua lại một doanh nghiệp trong nước, nắm giữ cổ phần chi phối rồi tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp để tránh các thủ tục đầu tư hoặc rào cản về sở hữu nước ngoài. Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cải thiện chỉ số LPI quốc gia.

Thêm một cơ hội đó là sự sôi động của thi trường xuất nhập khẩu, có đà tăng trưởng 8 - 10%/năm, sẽ tạo ra nhiều nhu cầu về dịch vụ logistics ở tất cả các khâu đoạn. Cơ hội tham gia của doanh nghiệp Việt vào cấp độ 3PL, 4PL sẽ nhiều hơn, tạo ra khí thế và động lực cho doanh nghiệp nội địa đầu tư sâu, rộng hơn vào cung cấp các dịch vụ gia tăng trong logistics. Thương mại điện tử là một nội dung được đàm phán trong TPP để tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là tiền đề quan trọng để triển khai logistics ở cấp độ 5PL với sự vận hành hài hoà 3 hệ thống Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 98 - 100)