Đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2012 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 88)

Chỉ tiêu tài chính là kết quả cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nó phản ánh được khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua công ty đã không ngừng cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh đầu tư hệ thống công nghệ thông tin như quản lý khách hàng trên phần mền, quản lý kết quả sản xuất kinh doanh cho từng khác hàng của công ty, đầu tư hệ thống quản lý hành trình cho các phương tiện vận chuyển (hệ thống định vị) qua đó sẽ cắt giảm được một số lượng nhân sự. Bên cạnh đó công ty có lắp hệ thống định vị nhiên liệu qua đó việc định mức tiêu hao nhiên liệu được giảm đánh kể.

Bảng 4.14. Chỉ tiêu tài chính từ năm 2012 đến năm 2014

STT Chỉ tiêu tài chính Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 9,378 7,865 8,667 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7,009 5,898 6,438 3 Thuế và các khoản nộp

ngân sách

Triệu đồng

18,222 9,336 10,250 4 Tỷ lệ trả cổ tức % 17 18 19

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ HOẠT MÔ HÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÂN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VITRANIMEX

4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex Thương Mại Vitranimex

4.3.1.1. Yếu tố điều kiện khai thác

Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cho tất cả các phương thức vận tải có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian các phương tiện vận hành trên tuyến vận tải, nó an toàn của các cũng ảnh hưởng đến tính lô hàng trong quá trình vận chuyển đó là một số tuyến Tây Bắc thuộc khu vực Miền Bắc và một số điểm thuộc khu vực Miền Trung. Điều kiện khai thác không thuận lợi sẽ dẫn đến sự chờ đợi làm tăng thời gian vận chuyển (thời gian giao hàng), làm tăng chi phí phát sinh. Bên cạnh đó chất lượng các tuyến đường của Việt Nam chất lượng còn thấp cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ vận chuyển. Ví dụ với một cung đường dài 500 KM từ Bắc Ninh vào Hà Tĩnh thì thời gian vận chuyển chỉ mất 1.5 ngày từ nơi nhận hàng tới nới giao hàng giao hàng. Tuy nhiên nếu đi giao hàng từ Bắc Ninh tới Điện Biên với cung đường 500 KM như vào Hà Tĩnh thì thới gian di chuyển mất 2.5 ngày tứng ứng với thời gian tăng thêm là 67% với thời gian di chuyển về cũng như vậy có nghĩa là vận chuyển đi Hà Tĩnh được 3 chyến thì đi đi Điện Biên chỉ được 2 chuyến như vậy việc quay vòng xe là chậm mà khách hàng thì họ chỉ chấp nhận cước phí tắng thêm từ 10-15%. Rõ ràng đi Điện Biên không hiệu quả hơn đi Hà Tĩnh mà còn chưa kể hao mòn xe, chi phí dầu và phải chọn những nhân viên có kinh nghiệm thì mới lái được đồng thời rủi ro cho hàng hóa, phương tiện, con người luôn dình dập rất nguy hiểm. Ngoài những tuyến đường khu vự Tây Bắc và Miền Trung việc giao hàng hai Thành Phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh cũng làm tăng thời gian giao hàng và khả năng quay vòng xe bởi vì đẻ hạn chế phương tiện tham gia giao thông trong nội đô chủ tich Ủy Ban Nhân Dân hai thành phố lớn đã ra chỉ thị cấm xe có tổng trọng tải từ 1,25 tấn trở lên vào Thành Phố nếu được vào thì phải được cấp giấy phép và chỉ được hoạt động trong thời gian cho phép nên nhiều xe khi giao hàng xong thì vào khung giờ cấm nên phải ở lại Thành Phố chờ hết giờ cấm nên không thể qua về bốc hàng được.

Bảng 4.15. Bảng thống kê các tuyến đường khó khu vực

Miền Bắc - Miền Trung

Stt Tỉnh Nơi nhận hàng Nơi giao hàng

I Miền Bắc

1 Hà Giang Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thị Trấn Vị Xuyên 2 Sơn La Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Sơn La 3 Điện Biên Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Điện Biên 4 Cao Bằng Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Cao Bằng 5 Bắc Kan Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Bắc Kan 6 Quảng Ninh Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Móng Cái 7 Lào Cai Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Lào Cai 8 Lai Châu Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Lại Châu 9 Tuyên Quang Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Tuyên Quang 10 Yên Bái Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Thành Phố Yên Bái

II Miền Trung

1 Thanh Hóa Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.. Huyện Như xuân 2 Thanh Hóa Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.. Huyện Tĩnh Gia 3 Thanh Hóa Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.. Huyện Quan Sơn 4 Nghệ An Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.. Huyện Thái Hòa 5 Nghệ An Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.. Huyện Đô Lương 6 Quảng Nam Đà Nẵng Huyện Trà My 7 Kon Tum Đà Nẵng Thị Xã Kom tum 8 Gia Lai Đà Nẵng Huyện Krông pa

4.3.1.2 Yếu tố về khách hàng

a)Điều kiện kho hàng và nhân công của khách hàng

Kho hàng không thuận lợi cho việc tác nghiệp trong quá trình bốc xếp cũng ảnh hưởng tới tiến độ và thời gian giao hàng và khả năng quay vòng xe sẽ làm tăng chi phí. Năng lực làm việc của Doanh Nghiệp, đội ngũ nhân viên danh nghiệp chuyên nghiệp cũng làm giảm thời gian bốc xếp hàng hóa, phương tiện tác nghiệp của khách hàng, phương tiện của khách hàng đóng góp không nhỏ và việc giảm thời gian xuất, nhập hàng hóa.

Bảng 4.16. Danh sách các khách hàng sử dụng nhân công bốc xếp

Stt Tên khách hàng Phương thức bốc xếp

1 Công ty TNHH BP Castrol Petco Công nhân thuê ngoài 2 Công ty TNHH Pepsico Việt Nam Công nhân thuê ngoài 3 Công ty TNHH Massan Công nhân thuê ngoài 4 Công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phấm A Châu Bắc Ninh Công nhân của công ty 5 Công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phấm A Châu Đà Nẵng Công nhân của công ty 6 Công ty cổ phần thực phấm Á Châu Công nhân của công ty 7 Công ty cổ phần thực phẩm Châu Á Công nhân của công ty Nguồn: Hợp đồng vận tải của Công ty với khách hàng (2014) Đối với công nhân thuê ngoài tốc độ làm việc nhanh hơn công nhân của công ty bởi vì họ ăn theo sản phẩm còn công nhân của công ty thì họ lưởng lương theo thời gian nên năng suất sẽ kém hơn. Ngoài ra một số khách hàng yêu cầu rất khắt khe như 100% nhân viên giao nhận hàng phải có bảo hộ lao động phản quang, hàng năm công ty phải cung cấp cho khách hàng như giấy chứng nhận đào tạo về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh, phòng cháy chữa cháy, các xe vào chở hàng phải có đầy đủ tín hiệu và đảm bảo an toàn.

b)Thay đổi hợp đồng của khách hàng

Mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển (loại hàng, khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy nhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo (ngoài kế hoạch ban đầu). Điều này không

những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chi phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải. Khách hàng thường lựa chon nhiều nhà vận tải sản lượng không đều và do thị trường không ổn định lượng hàng bán ra của doanh nghiệp không tuân theo quy luật nào dẫn tới cho nhà vận tải rất kho để có đầu tư chính xác làm tăng chi phí đầu tư ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty.

c) Điều kiện thời gian giao hàng

Điều kiên về thời gian của khách hàng được tính từ khi công ty nhận được hàng hóa của khách hàng và thông tin chi tiết địa điểm giao hàng được khách hàng thông báo ngay khi nhận được hàng hóa của khách hàng cụ thể thời gian giao hàng được thể hiện qua bảng 4.17.

Bảng 4.17. Yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng

Vùng ≤ 24H ≤ 36 H ≤ 48 H ≤ 60H ≤ 72H Miền Đông – Số KM ≤ 250 > 250-< 390 > 390-< 450 > 450-<5 50 - Hồ Chí Minh – Số KM ≤ 150 - - - - Miền Tây – Số KM ≤ 250 > 250-< 390 > 390-< 450 > 450-<5 50 - Miền Trung – Số KM ≤ 190 > 250-< 390 > 390-< 450 > 450-<5 50 - Miền Bắc – Số Km ≤ 180 > 180 -< 390 380 500 > 500

Nguồn: Hợp đồng vận tải của Công ty với khách hàng (2015)

d)Điều kiện điều chỉnh giá cước và các điều kiện khác

Hiện nay các khách hàng của công ty đều hạch toán chi phí theo một mức chung.

Biến động giá cước vận chuyển mà khách hàng áp dụng cho công ty như sau: % Giá cước tăng / giảm = % giá dầu tăng giảm* 38% (được làm tròn theo đơn vị 100.000 đồng và 38% là tỷ lệ cho phí tiền dầu trong tổng giá thành vận chuyển).

Điều chỉnh giá cước khi biến động giá dầu: Giá cước sẽ thay đổi khi giá dầu DO thay đổi (Tăng hoặc giảm) từ 5% trở lên so với mức dầu tại thời điểm ký hợp đồng và giá mới sẽ được áp dụng khi ký phụ lục thay đổi giá. Với cách tính này khi giá dầu xuống quá thấp thì rất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc thanh toán của khách hàng cho công ty là 30 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn như vậy chi phí của công ty thực chất bỏ ra là hơn 60 ngày.

Bảng 4.18. Các chỉ số thực hiện then chốt ( KPIs) đối với khách hàng Stt Chỉ số thực hiện then chốt Tiêu chuẩn đánh giá Định nghĩa cách tính Xếp loại

1 Thời gian vào nhận hàng không đúng cam kết 1.5%/ Tháng Trễ hơn 2 giờ so với cam kết A: Sớm hoặc đúng giờ B: > 0 phút - ≤ 60 Phút C: > 60 phút - ≤ 120 Phút 2 Thời gian giao hàng trễ

hơn theo quy định bảng 4.15 trong hợp đồng 1.5%/ Tháng Theo quy định hợp đồng A: Sớm hoặc đúng giờ B: > 1H - ≤ 3H C: > 3H - ≤ 5 H 3 Tỷ lệ không đáp ứng đơn hàng 1.5%/ Tháng Số lượng xe không cung cấp được như cam kết

A: Đáp ứng đủ B: > 0% - ≤ 0.025% C: > 0.75% - ≤ 0.05% 4 Tỷ lệ hư hỏng thất thoát 0.5%/ Tháng

Số lượng hàng hóa hư hỏng trên chuyến

A: Không hư hỏng B: > 0% - ≤ 0.025% C: > 0.025% - ≤ 0.05% 5 Số lần phàn nàn của

của nhà phân phối về chất lượng dịch vụ 1.5%/ Tháng - A: Không phàn nàn B: > 0% - ≤ 0.075% C: > 0.075% - ≤ 1.5% Nguồn: Hợp đồng vận tải của Công ty với khách hàng (2015)

4.3.1.3. Tính chất lô hàng

Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo quản trong vận chuyển và xếp dỡ. Các lô hàng khác nhau sẽ có lựa chọn phương thức vận tải, địa điểm thu gom hoặc giao trả khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡ khác nhau. Nếu sự lựa chọn thiếu khoa học và thực tiễn có thể làm tăng thời gian giao hàng và chất lượng lô hàng không được đảm bảo. Ngoài ra, tính chất lô hàng còn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tại các điểm thu gom hoặc giao trả, hàng hóa phải thực hiện các kiểm tra kiểm soát về tính hợp pháp hợp lệ của xuất, nhập khẩu, kiểm tra dịch tễ, môi trường, kiểm tra văn hóa…Các hoạt động kiểm tra càng nhiều càng làm tăng thời gian giao giao hàng và có thể làm tổn hải đến phẩm chất của hàng hóa. Nhiêu lô hàng của khách hàng mặc dù số lượng không nhiều nhưng cần có hệ thống kho riêng biệt và đầu tư trang thiết bị lớn như vậy sẽ phát sinh nhiều về nhân công.

Trên thực tế khối lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển trên hợp đồng và thực tế cũng khác nhau nên cũng ảnh hưởng tới năng suất vận chuyển của công ty bởi vì hiện nay Bộ giao thông vận tải có văn bản cấm xe quá tải và quá khổ nên nhiều lúc công ty phải dùng xe lớn để chở hàng nhưng thực tế lại không khai thác được công năng của phương tiện mà như vậy sự chênh lệch này cũng ảnh hưởng tới hạch toán kinh doanh của công ty.

Bảng 4.19. Quy định của khách hàng về điều kiện vận chuyển

Stt Loại hàng Điều kiện

1 Thực phẩm - Không chuyên chở trên cùng một phương tiện vạn chuyển bất kỳ hàng hóa nào cùng loại hoặc tương tự như hàng hóa của bên A . - Không được chở với hàng phi thực phẩm, Xe vào bốc hàng không mùi lạ

2 Phi Thực phẩm - Không được nghép với các hàng phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất rễ cháy, nổ ăn mòn và các hàng háo có tính chất nguy hại

Nguồn: Hợp đồng vận tải của Công ty với khách hàng (2015)

Bảng 4.20. Bảng kê quy định sản phẩm vận chuyển về khối lượng và thể tích mì ăn liền Stt Mã sản phẩm Thể thực tế (M3) Thể tích RD (M3) Chênh lệch (%) 1 M 0.011 0.124 13 2 N 0.011 0.124 13 3 O 0.012 0.013 13 4 P 0.011 0.124 13 5 Q 0.033 0.038 13 6 R 0.056 0.063 13 7 T 0.049 0.055 13 8 U 0.018 0.020 13 9 K 0.023 0.029 13

4.3.1.4. Sự hợp tác phối hợp của các tổ chức liên quan

Các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước còn rườm rà sẽ gây ra hiện tượng chờ đợi, làm tăng thời gian giao hàng, tăng thêm chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến phẩm chất của lô hàng. Các chính sách của nhà nước đưa ra còn chậm và chưa phù hợp với thực tế, nhiều lĩnh vực quản lý còn chồng chéo. Đặc biệt đối với các hàng nhập khẩu là thực phẩm sau khi khách hàng chuyển về kho của công ty lưu trữ nhưng chưa thể lưu thông được trên thị trường mà cần rất nhiều thủ tục như bảng 4.21. Để giải quyết nhanh cho việc này thì cơ quan nhà nước cần có một cơ quan trung gian để có thể giải quyết tất cả các thủ tục tại một chỗ thì như vậy sẽ rất nhanh thông quan.

Bảng 4.21. Thống kê các thủ tục cho hàng nhập khẩu thực phẩm

Stt Các bước Thủ tục Cơ quan

1 Bước 1 Lấy chứng từ gốc ở ngân hàng Ngân hàng 2 Bước 2 Đăng ký khai báo hóa chất Bộ công thương

3 Bước 3 Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm y tế dự phòng 4 Bước 4 Đưa hàng về bảo quản, gửi mẫu cho cơ

quan kiểm định

Hải quan, Cảng , Trung tâm y tế dự phòng

5 Bước 5 Đợi kết quả Bộ công thường, Trung tâm y tế dự phòng

6 Bước 6 Lấy thông báo hóa chất và Vệ sinh an toàn thực phẩm làm tờ khai hải quan

Hải quan

7 Bước 7 Thông quan Hải quan

Nguồn: Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex (2014) Nhưng trên thực tế không những thủ tục rườm ra mà còn phát sinh tiêu cực tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Theo như bảng 4.21 tổng thời gian thông quan của một lô hàng ước tính trên 10 ngày như vậy là rất lâu dẫn tới gây lãng phí thời gian.

4.3.2. Các nhân tố bên trong Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex Vitranimex

4.3.2.1. Nguồn lực cơ sở vật chất

Trong quá trình vận chuyển các phương tiện của công ty xuống cấp cần phải sửa sữa kịp thời để các phương tiện này tham gia dịch chuyển các lô hàng giữa các điểm thu gom và giao trả khác nhau. Các phương tiện đủ về qui mô,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex (Trang 88)