8. Cấu trúc của luận văn
3.6.2. Mô hình hồi quy bội và kiểm định độ phù hợp của mô hình
Mô hình hồi quy bội được xây dựng như sau:
Mức độ tạo động lực (DL) = β0 + β1DK + β2 TNPL + β3 CT + β4 CGTH + β5 CV + β6 DN + β7 HTTT+ β8 TH + ε
* Kết quả hồi quy lần 1 (bảng biểu ở phụ lục)
Ta có:
- R bình phương bằng 0.779, R bình phương hiệu chỉnh là 0.768 => Mô hình hồi quy tuyến tính có độ phù hợp khá cao.
- Giá trị sig của phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000 < 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các độc lập và biến phụ thuộc.
- Các biến độc lập TNPL, CT, CGTH, CV, HTTT, TH có hệ số hồi quy (β) lớn hơn 0 và Sig <0.05 nên đạt điều kiện có tham gia vào mô hình hồi quy.
- Nhân tố DK (Điều kiện làm việc) có hệ số β = 0.050, có Sig >0.05, DN (Mối quan hệ với đồng nghiệp) có β = 0.053, có Sig >0.05 nên không đủ điều kiện, bị loại ra khỏi mô hình hồi quy bội. Trong thực tế hai nhân tố này cũng ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, điều này đã đã kiểm chứng bởi các tác giả khác, ở nhiều công ty. Tuy nhiên có thể tại Nhà khách Cục Quản trị T.26 có môi trường làm việc đặc thù riêng, hoặc tại thời điểm tác giả khảo sát hai nhân tố này không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên.
* Kết quả phân tích hồi quy lần 2
Sau khi loại nhân tố DK, DN ra khỏi mô hình hồi quy bội. Kết quả như sau:
Bảng 3.7. Hệ số phù hợp của mô hình hồi quy bội
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .881a .777 .769 .38357 1.748
(Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả)
Qua bảng trên ta thấy: R2
= 0.777, R2 hiệu chỉnh = 0.769. R2>
R2 hiệu chỉnh nên dùng R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Ta thấy hệ số phù hợp của mô hình ở mức tốt. R2
hiệu chỉnh =0.769 (>0.5), nghĩa là 76,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc là động lực làm việc được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập.
giả thuyết H0 đặt ra là không có mối quan hệ giữa các biến độc lập DK, TNPL, CT, CGTH, CV, HTTT, TH và biến phụ thuộc động lực làm việc. Ta có:
Bảng 3.8. Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 88.057 6 14.676 99.751 .000b
Residual 25.306 172 .147
Total 113.363 178
Giá trị sig của phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000 < 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các độc lập và biến phụ thuộc.
Bảng 3.9. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến
Unstandardized Coefficients Standardiz ed Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toleranc e VIF Hằng số -.373 .154 -2.417 .017 TNPL .218 .054 .216 4.029 .000 .451 2.218 CT .114 .040 .129 2.862 .005 .634 1.576 CGTH .194 .052 .187 3.710 .000 .511 1.959 CV .243 .050 .250 4.904 .000 .500 2.000 HTTT .120 .049 .123 2.477 .014 .525 1.904 TH .221 .059 .200 3.714 .000 .446 2.244 a. Dependent Variable: DL
nên các thành phần đều tham dự vào mô hình hồi quy bội và đảm bảo về mặt thống kê.
Từ kết quả kết quả trên ta xây dựng được mô hình hồi quy bội như sau: - Mô hình chưa chuẩn hóa:
Mức độ tạo động lực (DL) = -0.373+ 0.218TNPL + 0.114CT + 0.194 CGTH + 0.243 CV + 0.120 HTTT+ 0.221TH
- Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:
Mức độ tạo động lực (DL) = 0.216TNPL + 0.129CT + 0.187CGTH + 0.250 CV + 0.123 HTTT+ 0.200TH
Hay:
Mức độ tạo động lực làm việc = 0.216Thu nhập và phúc lợi+ 0.129Sự hỗ trợ của cấp trên + 0.187Cảm giác được thể hiện + 0.250Công việc thú vị và thử thách + 0.123Cơ hội học tập và thăng tiến + 0.200Sự tự hào về tổ chức
Dựa vào mô hình hồi quy đã chuẩn hóa ta thấy thành phần công việc thú vị và thử thách ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ tạo động lực làm việc với hệ số β = 0.250, thành thu nhập và phúc lợi cũng ảnh hưởng khá lớn đến mức độ tạo động lực làm việc với giá trị β = 0.216. Thành phần Sự tự hào về tổ chức có β = 0.200 ảnh hưởng lớn thứ 3 đến mức độ tạo động lực làm việc. Ngoài ra thành phần cảm giác được thể hiện cũng có mức ảnh hưởng khá lớn với β = 0.187. Hai thành phần còn lại là sự hỗ trợ của cấp trên và cơ hội học tập, thăng tiến cũng có ảnh hưởng đến mức độ tạo động lực làm việc nhưng không cao. Ngoài các nhân tố trên thì động lực làm việc còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như khả năng, trình độ, ý thức làm việc… và một số yếu tố khác.