8. Cấu trúc của luận văn
4.2.1. Chú trọng cải thiện các yếu tố thuộc thang đo công việc
Các yếu tố thuộc thang đo công việc là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của người lao động. Bản chất công việc thể hiện sự phù hợp giữa năng lực làm việc của người lao động và nội dung công việc đó. Hầu hết nội dung công việc của nhân viên tại Nhà khách Cục Quản trị T.26 khá đơn giản, phù hợp với năng lực của người lao động. Ban quản lý Nhà khách cần xác định đúng nội dung, bản chất công việc, phân chia công việc một cách hợp lý. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
+ Xác định rõ nhiệm vụ, nội dung công việc của từng bộ phận, từng người lao động nhằm cụ thể hóa quá trình làm việc cũng như tạo thuận lợi cho việc đánh giá người lao động về sau. Có thể thực hiện điều này thông qua các bản mô tả công việc khi tuyển dụng nhân viên vào làm việc, cũng như có sự điều chỉnh nội dung công việc khi cần thiết.
+ Phân công, bố trí lao động một cách hợp lý đảm bảo đúng người đúng việc tránh tình trạng làm trái ngành trái nghề gây khó khăn trong công việc cho người lao động.
+ Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, cần xác định mục tiêu cụ thể và các định mức, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. Khi nhân viên được giao việc phù hợp với năng lực thì họ sẽ có trách nhiệm thực hiện tốt công việc của mình.
+ Tạo sự phong phú trong nội dung công việc, thiết kế lại công việc cho người lao động, tạo thêm sự hứng thú, hăng say hơn trong làm việc. Ngoài ra, việc làm mới nhiều thách thức hơn sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc. Vì vậy, khi một nhân viên của Nhà khách làm tốt vai trò của mình, nên giao cho họ những nhiệm vụ mới khó khăn hơn, để họ có thêm động lực trong lao động.
+ Hoàn thiện các biện pháp đánh giá thành tích công việc để ghi nhận đầy đủ và kịp thời kết quả công việc cho nhân viên.
+ Có các chính sách khen thưởng, hoan nghênh những nhân viên có thành tích tốt kịp thời giúp động viên, khích lệ họ hăng say trong công việc.
+ Để nhân viên tham gia vào việc quyết định các phúc lợi cho chính họ.
4.2.2. Hoàn thiện chính sách tiền lƣơng, thƣởng và phúc lợi
a. Chính sách tiền lương, thưởng
Thời gian vừa qua, chế độ tiền lương, thưởng đã được Nhà khách Cục Quản trị T.26 thực hiện khá tốt, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên. Đây cũng là yếu tố được đánh giá khá thấp trong các yếu tố điều tra với trung bình mẫu bằng 3.0 ở bình thường. Trong thời gian tới, Nhà khách cần có chính sách điều chỉnh chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi cho phù hợp. Cụ thể:
+ Tiền lương hiện tại vẫn chưa có tác động tích cực trong việc tạo động lực cho nhân viên. Với mức lương của nhân viên hiện nay chỉ có thể đảm bảo cơ bản các nhu cầu của cuộc sống cho người lao động, đối với lao động phổ thông thì càng chật vật. Vì vậy, Nhà khách cần điều chỉnh chế độ tiền lương theo kịp các quy định của nhà nước, xứng đáng với nỗ lực làm việc của công nhân viên và đảm bảo việc chi trả cho cuộc sống của nhân viên. Có được mức thu nhập cao hơn, phù hợp với tình hình lạm phát hiện tại, đủ để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình thì nhân viên sẽ an tâm làm việc, vì vậy động lực làm
việc sẽ ngày càng nâng cao.
+ Tiền lương cần được tính toán và trả công bằng giữa những nhân viên bằng cách sử dụng các hình thức chấm công phù hợp, theo dõi sát sao quá trình thực hiện công việc, tính lương tháng theo ngày công làm việc có thưởng, phạt theo hệ số dựa vào số ngày công và quá trình làm việc của nhân viên. Làm được điều này sẽ tạo niềm tin, sự thỏa mãn cho nhân viên trong công việc.
+ Cần công bố minh bạch chế độ tiền lương trong hợp đồng lao động, trong các cuộc họp với người lao động hay các phòng ban để tránh dư luận trái chiều nhau về cách tính lương.
+ Việc thanh toán lương phải thực hiện đầy đủ và đúng theo hạn định. Hiện nay, Nhà khách Cục Quản trị T.26 quy định ngày mồng 10 hàng tháng sẽ phát lương. Tuy nhiên khi điều tra người lao động, hầu hết ý kiến của họ đều cho rằng nên điều chỉnh ngày phát lương về mốc đầu tháng, có thể là ngày mồng 1 đến mồng 5 hàng tháng. Và nên thực hiện theo đúng thời gian đã đề ra, tránh trường hợp phát lương muộn, gây ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên.
b. Chính sách phúc lợi
Phúc lợi luôn là một trong những điều quan trọng nhất đối với nhân viên và cũng là mối bận tâm hàng đầu đối với các tổ chức. Một trong những loại phàn nàn thường gặp nhất từ người nhân viên là việc họ không mãn nguyện chính sách phúc lợi của tổ chức. Qua phân tích thu nhập và phúc lợi ảnh hưởng khá lớn đến động lực làm việc của nhân viên tại Nhà khách Cục Quản trị T.26. Do đó, nhà khách nên cung ứng những lợi ích được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng nhân viên một cách linh hoạt nhất.
+ Xây dựng các chương trình sẻ chia cuộc sống, giúp đỡ những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, tạo dựng các chương trình phúc lợi xã hội
định kỳ tại các địa bàn lân cận của Nhà khách Cục Quản trị T.26 nhằm tạo sự gắn bó với nhau trong quá trình hoạt động và làm việc.
+ Chẳng hạn, có thể chu cấp một khoản trợ phí thường niên dùng vào việc đi du lịch, dã ngoại hàng năm trong một giới hạn nhất định.
+ Có các chương trình dã ngoại, tham quan du lịch phong phú hơn, ngoài các địa điểm mà Nhà khách Cục Quản trị T.26 thường tổ chức như: Huế, Đà Nẵng, cần xây dựng một số điểm tham quan khác, tạo sự hứng khởi cho cán bộ công nhân viên sau mỗi năm làm việc. Đồng thời, qua đó cũng tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên với nhau trong Nhà khách.
+ Để nhân viên tham gia vào việc quyết định các phúc lợi cho chính họ. Chọn lựa gói phúc lợi phù hợp nhất để phân phát đến nhân viên là một quyết định rất phức tạp, không phải lúc nào nhân viên cũng nắm bắt rõ các yếu tố gắn liền với các lợi ích nhận được, chẳng hạn mức phân bổ cho từng cá nhân, quyền chọn và sự kết hợp. Chính lý do ấy khiến phần lớn nhân viên tỏ ra không đồng tình hoặc cho rằng chính sách đãi ngộ chưa như họ kỳ vọng. Vậy nên, ban lãnh đạo cần có trách nhiệm trình bày và giúp mọi người hiểu rõ bức tranh tổng thể về các lợi ích dành cho nhân viên, giải thích cặn kẽ từng phương án, những chọn lựa mà nhân viên có quyền và hơn hết là nêu bật lý do vì sao Nhà khách lại cung cấp các quyền lợi ưu đãi như vậy. Qua đó, mọi người sẽ đánh giá cao hơn quyết định của cấp trên, cho dù không hoàn toàn phù hợp với họ.
Hầu hết các tổ chức đều cho rằng quyền lợi của người lao động phải được cấp trên quyết định. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, hãy để người lao động cùng tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi. Hãy để họ tự chọn lựa những chính sách đãi ngộ được xem là quan trọng nhất đối với từng người.
hiệu quả và hữu ích như chính sách thăm ốm đau, ma chay, cưới hỏi... kịp thời đối với người lao động.
+ Chú trọng và phát huy vai trò của công tác Công đoàn trong Nhà khách để có thể kết nối giữa người lao động với tổ chức. Giúp ban quan lý hiểu hơn nhu cầu của nhân viên, từ đó lựa chọn các hình thức phúc lợi phù hợp.
4.2.3. Nâng cao sự tự hào về tổ chức cho nhân viên
- Nhà khách nên chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững. Chiến lược kinh doanh giúp cho nhân viên thấy tiềm năng phát triển của nơi mình làm việc từ đó phấn đấu cùng tổ chức để đạt được mục tiêu chung.
- Để nhân viên hiểu và tin tưởng về tình hình kinh doanh hiện tại cũng như tương lai của Nhà khách Cục Quản trị T.26, ngoài nỗ lực cải thiện tình hình kinh doanh thì việc thông tin cho nhân viên về thực trạng và dự định phát triển tương lai của Nhà khách cũng rất quan trọng. Cần công bố rõ kết quả sản xuất kinh doanh cho nhân viên biết sau mỗi kỳ kinh doanh. Có thể tổ chức hoạt động này kèm theo hoạt động tổng kết quá trình sản xuất kinh doanh sau mỗi mùa vụ của Nhà khách. Làm được điều này sẽ tạo thêm niềm tin vào công việc và tương lai của Nhà khách, cũng như của chính những nhân viên ở đây.
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh của Nhà khách đến đông đảo khách hàng và nhân viên.
- Xây dựng văn hóa tổ chức nhằm tạo tinh thần, phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên. Giúp họ cảm thấy gắn bó với tổ chức, xây dựng lòng tự hào khi được là nhân viên của Nhà khách.
- Ban quan lý Nhà khách cũng cần nâng cao công tác truyền thông nội bộ nhằm tạo sự tin tưởng, ổn định trong nhân viên.
4.2.4. Nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong công việc của nhân viên
kiến của nhân viên, không chỉ thông qua “hòm thư góp ý” của Nhà khách mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, thông qua đó biết được những tâm tư nguyện vọng của nhân viên, thấu hiểu họ hơn, tạo sự gần gũi với nhân viên. Đồng thời thông qua góp ý, có thể điều chỉnh hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời.
- Cần tôn trọng các ý kiến của nhân viên, khuyến khích nhân viên phát biểu ý kiến cải thiện các yếu tố trong công việc.
- Cần phân quyền rõ ràng trong công việc giúp nhân viên tự chủ hơn để quyết định những vấn đề liên quan đến công việc của chính họ.
- Khuyến khích các sáng kiến trong công việc, xây dựng các quy định về sáng kiến, chính sách khen thưởng hợp lý sẽ khuyến khích và động viên nhân viên phát triển những ý tưởng mới và tốt hơn trong công việc.
4.2.5. Cải thiện các yếu tố về cấp trên
Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý, nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của tổ chức nói chung. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới động lực làm việc của nhân viên tại Nhà khách Cục Quản trị T.26, vậy nên khi nhân viên hài lòng với cấp trên, họ vẫn có thêm động lực làm việc. Chính vì thế, ban lãnh đạo Nhà khách cần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý, quan tâm đến đời sống của nhân viên, coi trọng tài năng, công sức và đóng góp của nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai. + Làm cho nhân viên cảm nhận mình là một thành viên quan trọng của Nhà khách bằng cách để tất cả nhân viên tham gia vào mọi hoạt động quan trọng của Nhà khách. Khi đó họ sẽ gắn bó hơn với Nhà khách và làm việc hăng say hơn.
+ Luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên, có các chương trình động viên thăm hỏi những gia đình có hỷ sự, ma chay… có sự tham gia của thành viên ban giám đốc, điều này tạo cho người lao động thêm niềm tin, gắn bó hơn với Nhà khách.
+ Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên qua đó giúp nhân viên điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.
+ Cần công nhận và khen thưởng công khai những nhân viên giỏi trong Nhà khách. Nếu nhân viên được lãnh đạo coi trọng tài năng, họ được khẳng định mình trong công việc thì động lực làm việc của họ cũng ngày càng tăng lên.
4.2.6. Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển
a. Tổ chức đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động
Công tác đào tạo thể hiện được sự quan tâm của nhà khách tới nhân viên, tạo được niềm tin gắn kết nhân viên với nhà khách, tạo cho họ động lực để phát huy khả năng của mình để phục vụ cho nhà khách đồng thời cũng tạo điều kiện để áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm vào tổ chức. Tuy nhiên công tác đào tạo phải được thực hiện một cách bài bản mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, cần phải:
+ Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho cán bộ công nhân viên ngay khi mới vào làm việc tại Nhà khách. Hiện nay, Nhà khách mới chỉ thực hiện một lớp đào tạo nhân viên khi mới được tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này chưa thể
đáp ứng nhu cầu được đào tạo nâng cao kỹ năng của nhân viên. Vì vậy cần tổ chức thêm các lớp đào tạo, có thể mở thêm 2 khóa đào tạo vào cuối mùa vụ, khi khách hàng đến nhà khách thưa thớt, Nhà khách nghỉ một khoảng thời gian để chờ mùa vụ mới.
+ Ngoài cán bộ, giảng viên đào tạo nghề, Nhà khách có thể tổ chức đào tạo theo hình thức người đi trước chỉ dẫn cho người đi sau. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho quá trình đào tạo và làm việc.
Bên cạnh đó, nhu cầu được thăng tiến, được tự khẳng định mình trong công việc là nhu cầu bậc cao, kích thích lớn đến động lực làm việc của người lao động. Vì vậy, Nhà khách cần có chính sách thăng tiến rõ ràng, cụ thể để nhân viên phấn đấu. Ngoài ra, việc khen thưởng những nhân viên làm việc xuất sắc cũng nên tiến hành thường xuyên, tạo sự hứng khởi trong quá trình làm việc.
b. Nâng cao ý thức, trình độ và kỹ năng nghề của nhân viên
Bản thân người lao động bao gồm: trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ năng, ý thức, thái độ, năng lực làm việc… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc. Tuy nhiên, việc điều tra nhân viên về chính trình độ chuyên môn và tay nghề của bản thân họ thường là phiến diện và không trung thực. Chính vì thế, mặc dù nhân tố này ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc, đặc biệt là động lực nội tại của nhân tố nhưng tác giả không đưa nhân tố này vào quá trình điều tra.
+ Cần nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của người lao động. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những triết lý kinh doanh của tổ chức, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng kỹ năng thực hiện công việc chính