Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại nhà khách cục quản trị t 26 (Trang 109 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

4.2.6. Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển

a. Tổ chức đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động

Công tác đào tạo thể hiện được sự quan tâm của nhà khách tới nhân viên, tạo được niềm tin gắn kết nhân viên với nhà khách, tạo cho họ động lực để phát huy khả năng của mình để phục vụ cho nhà khách đồng thời cũng tạo điều kiện để áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm vào tổ chức. Tuy nhiên công tác đào tạo phải được thực hiện một cách bài bản mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, cần phải:

+ Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho cán bộ công nhân viên ngay khi mới vào làm việc tại Nhà khách. Hiện nay, Nhà khách mới chỉ thực hiện một lớp đào tạo nhân viên khi mới được tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này chưa thể

đáp ứng nhu cầu được đào tạo nâng cao kỹ năng của nhân viên. Vì vậy cần tổ chức thêm các lớp đào tạo, có thể mở thêm 2 khóa đào tạo vào cuối mùa vụ, khi khách hàng đến nhà khách thưa thớt, Nhà khách nghỉ một khoảng thời gian để chờ mùa vụ mới.

+ Ngoài cán bộ, giảng viên đào tạo nghề, Nhà khách có thể tổ chức đào tạo theo hình thức người đi trước chỉ dẫn cho người đi sau. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho quá trình đào tạo và làm việc.

Bên cạnh đó, nhu cầu được thăng tiến, được tự khẳng định mình trong công việc là nhu cầu bậc cao, kích thích lớn đến động lực làm việc của người lao động. Vì vậy, Nhà khách cần có chính sách thăng tiến rõ ràng, cụ thể để nhân viên phấn đấu. Ngoài ra, việc khen thưởng những nhân viên làm việc xuất sắc cũng nên tiến hành thường xuyên, tạo sự hứng khởi trong quá trình làm việc.

b. Nâng cao ý thức, trình độ và kỹ năng nghề của nhân viên

Bản thân người lao động bao gồm: trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ năng, ý thức, thái độ, năng lực làm việc… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc. Tuy nhiên, việc điều tra nhân viên về chính trình độ chuyên môn và tay nghề của bản thân họ thường là phiến diện và không trung thực. Chính vì thế, mặc dù nhân tố này ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc, đặc biệt là động lực nội tại của nhân tố nhưng tác giả không đưa nhân tố này vào quá trình điều tra.

+ Cần nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của người lao động. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những triết lý kinh doanh của tổ chức, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng kỹ năng thực hiện công việc chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng càng thành thạo bao nhiêu thì năng

suất lao động càng tốt bấy nhiêu.

+ Luôn quan tâm và cải thiện tình trạng sức khoẻ của nhân viên: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nhất là trong ngành dịch vụ thì yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng dịch vụ. Sức khỏe không đảm bảo có thể ảnh hưởng thái độ của nhân viên đối với khách hàng vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

+ Rèn luyện thái độ lao động, tác phong làm việc và kỷ luật lao động cho công nhân viên Nhà khách. Thái độ lao động có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dịch vụ. Còn kỷ luật lao động thể hiện qua nội quy, quy chế làm việc của Nhà khách, các điều khoản quy định có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như: số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật… Vì vậy, cần có các bảng hiệu nội quy hoạt động của Nhà khách, phổ biến rõ nội quy, quy chế, triết lý kinh doanh để tăng cường ý thức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ khách hàng trong công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại nhà khách cục quản trị t 26 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)