CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc phát triển NTTS, vì đây là ngành phụ thuộc lớn vào môi trường tự nhiên. Các diễn biến của thời tiết như bão, lũ, gió mùa, sương muối, mưa đá... có thể làm thay đổi môi trường sống

của đối tượng nuôi, tác động đến kết quả NTTS.

Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Đất, cơ cấu sử dụng đất ảnh hưởng đến cơ cấu NNTS, cũng như mức độ thâm canh tăng năng suất. Khí hậu, với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm và sự bất thường của thời tiết như bão lụt, hạn hán, v.v... ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi. Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng trong NNTS, nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc suy giảm về chất lượng nước

(Oxy, độ pH,...) sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất NTTS. [22]

1.3.2. Điều kiện xã hội

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa. Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán sản xuất nông nghiệp khác nhau.

b. Dân số, lao động

Dân số là tập hợp những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực.

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động gồm những hiểu biết chung (trình độ văn hoá phổ thông); những kỹ năng kỹ thuật trong đào tạo, kinh nghiệm và sự khéo léo tích luỹ trong lao

động; ý thức tổ chức – kỷ luật và ý thức mong muốn đạt tới hiệu quả trong công việc. Để có được đội ngũ những người lao động và kinh doanh giỏi; mà nhiều nhà kinh tế cho rằng đó là động lực để đạt được sự tăng trưởng cao, là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng. Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này.

c. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân: bao nhiêu phần trăm biết đọc, biết viết; bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao... Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

Trình độ người NTTS: Trình độ người NTTS là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS, nhất là đối với phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh vốn đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về nghề và phải có đủ trình độ để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào từng khâu trong quá trình nuôi. Mặt khác, sản lượng của ngành NTTS chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, đất đai, thổ nhưỡng, do đó nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đóng góp vai trò quan trọng quyết định năng suất nuôi. Người lao động nếu có kiến thức, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy mô phù hợp sẽ tạo ra năng suất cao hơn và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn so với những lao động phổ thông không lành nghề.

d. Truyền thống

Truyền thống ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con người mới. Nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật.

1.3.3. Điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có NTTS. Quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của các ngành của nền kinh tế trong tương lai, nên NTTS trong tương lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho NTTS bao gồm hệ thống ao hồ nuôi trồng, hệ thống mương dẫn và thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch, nước thải, hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện và kho chứa… Hệ thống này cần xây dựng đồng bộ và phù hợp với từng phương thức nuôi trồng. Nếu hệ thống này không có hoặc có mà không phù hợp thì sẽ khó đảm bảo hoạt động NTTS bình thường và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và chất lượng sản phẩm. Hệ thống hồ nuôi trồng quyết định quy mô nuôi trồng và phương thức nuôi trồng. Hệ thống dẫn và thoát nước cùng hệ thống xử lý nước bảo đảm chất lượng nước của môi trường nuôi trồng, qua đó quyết định sự thành công của cơ sở nuôi trồng.

Việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốn kém nên không phải cơ sở NTTS nào cũng có một cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn. Sự hỗ trợ của chính quyền hay sự liên kết của các cơ sở sẽ cho phép giải quyết các khó khăn này.

1.3.4. Quản lý Nhà nước và chính sách

Quản lý nhà nước trong NTTS được thực hiện thông qua các cơ chế chính sách, mà các cơ chế chính sách này có tác động điều chỉnh trực tiếp các hoạt động NTTS, qua đó thúc đẩy hay kiềm hãm sự phát triển của nó. Do đặc điểm của ngành NTTS là nhỏ bé, manh mún và phân tán, thì vai trò của Nhà

nước trong việc quản lý, điều hành là vô cùng cần thiết để vốn đầu tư đó được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Chính sách đất đai: Ở nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất.

Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành. Ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao, quỹ bảo hiểm xã hội,...

Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn căn cứ vào quy

hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích họ phát triển sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế các vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn, nên Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa, mới thu hút được lao động và vốn trong tất cả các thành phần kinh tế để phát triển NTTS nói riêng, phát triển KT- XH nói riêng.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Những năm gần đây, ngành NTTS của tỉnh Đăk Lắk đã đạt được những kết quả đáng kể. NTTS đã đóng vai trò lớn trong việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển KT-XH nói chung của địa phương. Ngành NTTS của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, với mức tăng trưởng bình quân về diện tích 4,9%/năm, về sản lượng 24,8%/năm, giá trị tăng 46,5%/năm, kinh tế thủy sản đóng góp 1,5-2,0% GDP, giá trị sản xuất ngành NTTS đóng góp từ 80,8% – 89,9% tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

nói chung của tỉnh.

Ngày 31/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3193/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng NTTS khoảng 24,8 nghìn tấn, giá trị sản xuất đạt 1.250 tỷ đồng. Để đạt được các mục tiêu của quy hoạch này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đồng thời đầu tư hợp lý, đầy đủ theo thứ tự ưu tiên từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là người dân và chính quyền địa phương. Đồng thời đề ra để tập trung triển khai đồng bộ, như: chuyển đổi các loại đất phù hợp sang nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản. Đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao để khai thác hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và giảm rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh. Các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi mrigan, rô hu… là đối tượng nuôi chính và sản xuất giống chủ lực của vùng; nghiên cứu, phát triển sản xuất các loài cá đặc sản, bản địa và cá nước lạnh. Khuyến khích người dân mua giống có giấy chứng nhận chất lượng giống sạch. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống. Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá tại chỗ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường tuyên truyền tập huấn về kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng thuốc hóa chất; kiểm tra kiểm soát và xử phạt nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu sản xuất các loại giống mới; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống tốt, giống sạch… Đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao để khai thác hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và giảm

rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và đưa vào sản xuất các đối tượng đặc hữu, bản địa có giá trị kinh tế phục vụ tiêu dùng nội địa và du lịch tại chỗ…

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La

Để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015-2020 với quan điểm: xây dựng ngành thủy sản thành một ngành nghề sản xuất chính tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm hàng hóa; phát huy và khai thác tiềm năng, lợi thế đối với các hồ thuỷ điện, thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất trong ngành thủy sản gắn với việc đào tạo nghề cho người dân theo hướng: Doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ; người dân liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã, để nuôi trồng, khai thác theo quy trình công nghệ tiên tiến. Kết hợp nuôi trồng, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi lâu dài, bảo đảm đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên phát triển các loài thủy sản có lợi thế, giá trị kinh tế, có tiềm năng xuất khẩu cao như cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá anh vũ, baba gai... Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu ngành trong nông nghiệp đạt 7,5%; sản lượng NTTS đạt 11.400 tấn (trong đó sản lượng nuôi cá tầm đạt 3.000 tấn);

Các giải pháp về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015-2020 được tập trung triển khai đồng bộ, như: Tập trung tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tham gia nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản theo hướng thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và các sản phẩm ngành cho phù hợp theo hướng sản xuất tập trung, phát triển các đối tượng nuôi phù hợp với

thế mạnh của địa phương, có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Ban hành các cơ chế chính sách để phát triển thủy sản bền vững, gắn với các chương trình giải quyết việc làm, chương trình đào tạo nghề, chương trình tái định cư thủy điện Sơn La. Khuyến khích các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thuỷ sản và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đặc biệt là sản xuất giống chất lượng cao, công nghệ nuôi, chế biến xuất khẩu... gắn với liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững. Kiện toàn, củng cố cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn mới. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và phát triển thủy sản, tập trung đào tạo nghề cho nông dân tham gia NTTS, hướng dẫn tổ chức sản xuất cho các hộ dân theo hướng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hình thành và phát triển nhà máy chế biến thủy sản phù hợp với điều kiện từng vùng gắn với phát triển vùng nguyên liệu đầu vào. Tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án phụ trợ, trong đó ưu tiên đầu tư vào cảng cá, sản xuất giống thủy sản, vùng NTTS tập trung. Hình thành mạng lưới dịch vụ cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y, thu mua sản phẩm để phục vụ phát triển thủy sản. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới thị trường xuất khẩu cá tầm. Xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản, trọng tâm là ở những vùng có điều kiện phát triển các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ ổn định. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý các sai phạm trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật...

1.4.3. Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, ngành NTTS của Hà Giang đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tại các địa phương trong tỉnh. Do điều kiện địa hình đồi núi dốc và chia cắt mạnh, nên các mô hình NTTS của Hà Giang chủ yếu được tập trung tại các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê và thành phố Hà Giang. Các loại cá được nuôi chủ yếu như cá trắm, trôi, chép và một số loài cá đặc sản như cá chiên, cá dầm xanh, cá bỗng…

UBND tỉnh Hà Giang đã xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, HTX đầu tư và mở rộng quy mô NTTS như ưu đãi nguồn vốn vay, hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện về thuế, nguồn đất và diện tích mặt nước để người dân xây dựng các trang trại NTTS; xác định và khuyến khích nuôi các loại cá được nuôi một số

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 32)