6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng gia tăng nguồn lực NTTS tỉnh KonTum
a. Gia tăng nguồn lực về đất đai NTTS
Theo số liệu thống kê trong những năm qua diện tích NTTS của tỉnh Kon Tum đều tăng. Năm 2011, diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh là 521 ha, năm 2012 là 522 ha, năm 2013 là 541 ha, năm 2014 là 569 ha, năm 2015: 614 ha, đến năm 2016 diện tích NTTS là 637 ha, tăng 116 ha so với năm 2011 (tăng 22.3%).
Bảng 2.6. Diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016. ÐVT: ha TT Ðịa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 TP. Kon Tum 46 45 44 44 59 59 2 Huyện Đắk Glei 23 24 25 27 29 29 3 Huyện Ngọc Hồi 199 199 206 207 211 211 4 Huyện Đăk Tô 61 61 69 76 77 77 5 Huyện Kon Plong 7 7 9 10 10 31 6 Huyện Kon Rẫy 23 26 26 29 29 29 7 Huyện Đăk Hà 98 95 95 102 115 115 8 Huyện Sa Thầy 59 60 61 68 65 65 9 Huyện TuMơRông 5 5 6 6 7 7 10 Huyện Ia Hdrai - - - - 12 14 Tổng 521 522 541 569 614 637 Tỷ lệ gia tăng về diện tích (%) - 0,2 3,6 5,2 7,9 3,7
Hình 2.5. Mức gia tăng diện tích NTTS tỉnh Kon Tum theo từng năm giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Nhìn bảng 2.6 và hình 2.5 ta thấy diện tích NTTS của tỉnh giai đoạn 2011-2016 tăng theo từng năm, nhưng tốc độ tăng bình quân diện tích NTTS hàng năm ở mức khá khiêm tốn, chỉ 4,1%/năm. Ngoài năm 2015 diện tích tăng trưởng khá (gần 8%/năm), còn các năm còn lại tăng chậm (dưới 5,2%/năm), trong đó năm 2012, gần như không tăng (chỉ tăng 1ha, tương ứng 0,2%/năm). Tính cả giai đoạn 2011-2016, diện tích NTTS tăng 22,3%, tương ứng với 116 ha so với năm 2011, diện tích NTTS toàn tỉnh bình quân mỗi năm mở rộng thêm khoảng 23 ha. Điều này cho thấy về quy mô NTTS có phát triển nhưng thiếu tích cực, tốc độ tăng trưởng về diện tích còn chậm.
Bên cạnh đó, diện tích NTTS phân bố theo huyện, thành phố không đồng đều, sự gia tăng về diện tích của từng huyện là khác nhau thể hiện qua bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Gia tăng diện tích NTTS theo từng huyện, thành phố năm 2011 và năm 2016
ĐVT: ha
STT Địa phương Năm 2011 Năm 2016 Mức tăng 2011-2016
1 Tp Kon Tum 46 59 13
2 Huyện Đắk glei 23 29 6
3 Huyện Ngọc Hồi 199 211 12
4 Huyện Đăk Tô 61 77 16
5 Huyện Kon Plong 7 31 24
6 Huyện Kon Rẫy 23 29 6
7 Huyện Đăk Hà 98 115 17
8 Huyện Sa Thầy 59 65 6
9 Huyện TuMơRông 5 7 2
10 Huyện Ia Hdrai 0 14 14
(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê tỉnh Kon Tum)
Hình 2.6. Gia tăng diện tích NTTS theo từng huyện, thành phố năm 2011 và năm 2016
Qua bảng 2.7 và hình 2.6 ta thấy sự phân bố về diện tích NTTS chủ yếu tập trung ở 05 địa phương (huyện Ngọc hồi, Đăk Hà, Sa Thầy, huyện Kon Plong và thành phố Kon Tum). Từ năm 2011 đến 2016, diện tích NTTS ở các huyện, thành phố đều tăng, tuy nhiên sự gia tăng diện tích NTTS ở địa phương là khác nhau, nhưng hầu như tăng chậm, có huyện gần như không tăng như huyện Tu Mơ Rông, một số địa phương tăng khá nhanh như huyện Kon Plong, huyện Đăk Hà. Điều này phản ánh việc phát triển NTTS tập trung ở các địa phương rất khó khăn vì sự phân tán quy mô sản xuất, từ đó đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp trong công tác quy hoạch chi tiết NTTS toàn tỉnh và các địa phương, làm định hướng cho đầu tư phát triển NTTS thời gian tới tốt hơn.
b. Gia tăng nguồn lực về lao động NTTS
- Số lao động tham gia NTTS thời điểm năm 2011 là 550 người, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp là 14%, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên là 5%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (81%). Năm 2013 lao động NTTS là 1490 người, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp là 41%, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên là 13%, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ có giảm nhưng còn cao (46%). Đến năm 2016 lao động NTTS là 2370 người, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp là 47%, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên là 21%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 32%.
Bảng 2.8. Tình hình số lượng và chất lượng lao động NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2011-2016
STT Năm Nội dung Năm 2011 Năm 2013 Năm 2016 1 Tổng số lao động NTTS (người) 550 1.490 2.370 2 Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp (%) 14 41 47 3 Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên (%) 5 13 21
4 Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo (%) 81 46 32
(Nguồn: Điều tra nông thôn nông nghiệp, thủy sản năm 2011-2016 của Cục thống kê tỉnh Kon Tum)
Hình 2.7. Mức gia tăng số lượng và chất lượng lao động NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2011-2016
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Qua hình 2.7 ta thấy số lượng người lao động NTTS giai đoạn 2011- 2016 tăng hơn 4 lần so với năm 2011, điều đó cho thấy ngành NTTS phát triển đã góp phần giải quyết lao động của tỉnh, nhất là lao động ở nông thôn. Tuy nhiên số lao động trong ngành NTTS so với số lao động làm việc ở nông thôn thấp (chiếm 1,4%), điều đó cho thấy việc thu hút lao động tham gia sản xuất NTTS ở tỉnh còn rất hạn chế. Một trong nguyên nhân đó là quy mô còn sản xuất NTTS bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, phương thức sản xuất hiện nay chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh, hiệu quả kinh tế chưa cao tác động đến nguồn thu nhập của lao động, làm cho việc thu hút lao động hạn chế.
Về chất lượng nguồn nhân lực NTTS, tỷ lệ người lao động NTTS giai đoạn 2011-2016 qua đào tạo tăng, trong đó tỷ lệ người có trình độ sơ cấp tăng
lên lao động NTTS tăng từ 5% năm 2011 lên 13% năm 2013 và 21% năm 2016 , người chưa qua đào tạo giảm từ 82 % năm 2011, năm 2013 còn 46 %, đến 2016 xuống còn 32 % tổng số người lao động NTTS. Mặc dù trong thời gian qua ngành NN&PTNT của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương đã tích cực mở các lớp khuyến ngư, và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, thanh niên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn tại các trường Trung cấp, cao đẳng trong và ngoài tỉnh, từ đó góp phần nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành NTTS. Ở Kon Tum, nghề NTTS mới được hình thành, phần lớn người lao động mới chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang NTTS nên một bộ phận chưa nắm kỹ thuật, chỉ nuôi trồng theo kinh nghiệm tự tích lũy. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ lao động NTTS chưa cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá lớn, do đó thời gian tới cần quan tâm đẩy mạnh công tác hỗ trợ thanh niên, nông dân tham gia học đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật trong NTTS nhiều hơn nữa.
c. Gia tăng nguồn lực về vốn NTTS
Bảng 2.9. Gia tăng vốn đầu tư NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2011-2016 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Vốn đầu tư NTTS (Tr.đồng) 110.452 116.197 120.427 126.659 136.676 141.796 Tỷ lệ phát triển so với năm 2011 (%) 100 105 109 115 124 128
Hình 2.8. Gia tăng vốn đầu tư NTTS hằng năm so với năm 2011 trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Qua bảng 2.9 và hình 2.8 trên, ta thấy vốn đầu tư cho NTTS giai đoạn 2011-2016 tăng đều theo từng năm, năm 2011 là 110.451 triệu đồng, đến năm 2016 là 141.796 triệu đồng, tăng 28% so với 2011, tương ứng 31.344 triệu đồng; trong đó tiểu giai đoạn 2014-2016 vốn đầu tư cho NTTS tăng hơn tiểu giai đoạn 2011-2013. Sự gia tăng về nguồn vốn đã thúc đẩy ngành NTTS có bước phát triển mới. Nguyên nhân, mặc dù từ năm 2010 tỉnh đã có quy hoạch phát triển thủy sản gắn với quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, tuy nhiên chưa có quy hoạch riêng biệt nào cho ngành thủy sản nói chung, NTTS nói riêng. Vì vậy, trong thời gian trước 2011, việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là vốn cho NTTS không nhiều. Từ 2011, trên cơ sở Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt chương trình rà soát, bổ sung chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 và Quyết định
số 127 ngày 28/2/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi cá nưóc lạnh huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho phát triển NTTS, đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào NTTS. Nhờ đó vốn đầu tư cho phát triển NTTS đạt kết quả tích cực hơn.
Tuy nhiên vốn đầu tư cho phát triển NTTS thời gian qua mới chỉ đạt 54% kế hoạch, chưa đạt mục tiêu đã đề ra, theo kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển NTTS đến 2016 là 218.000 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân thu hút vốn đầu tư cho phát triển NTTS chưa đạt kế hoạch đề ra, đó là nguồn ngân sách của tỉnh còn eo hẹp, chính sách tín dụng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn vay NTTS từ các ngân hàng thì rất khó, vì các ngân hàng đánh giá ngành NTTS tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài sản chính là đối tượng nuôi trong ao nuôi chịu nhiều tác động các yếu tác tự nhiên, các tài sản cố định thế chấp không đủ cho chi phí đầu tư lưu động (giống, thức ăn,…) nên nguồn vốn nuôi chủ yếu là vốn tự có và vốn liên kết.
d. Thực trạng khả năng cung ứng giống cho NTTS
Giống là khâu hết sức quan trọng trong ngành nông nghiệp nói chung, ngành NTTS nói riêng, nó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả NTTS. Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, năm 2016 tổng nhu cầu số lượng cá giống các loại thông thường là 50 triệu con, và 1 triệu cá giống nuôi nước lạnh. Tuy nhiên khả năng chủ động giống NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gia qua rất hạn chế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 6 cơ sở tư nhân hộ gia đình, 2 Trại ươm giống cá, trong đó có một Trại thuộc doanh nghiệp tư nhân quản lý, một Trại giống do Nhà Nước quản lý (thuộc đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước). Thực hiện Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ NN & PTNT " Về Quản lý giống thủy sản", cuối năm 2012 tỉnh đã
đầu tư xây dựng 01 Trại cá giống tại xã Đăk Bla, huyện Đăk Hà, với mục tiêu cung ứng 100 triệu cá bột/năm. Quá trình thực hiện trong năm 2013, Trại cá giống tại trên đã tiến hành ương và cung ứng cho các hộ nuôi 10 triệu cá giống các loại. Tuy nhiên sau năm 2013 do quản lý điều hành không tốt, và do khâu thiết kế hệ thống cấp nước không được thiết kế riêng mà dùng chung kênh mương cấp nước với sản xuất nông nghiệp nên không thể cho vào nuôi cá. Bên cạnh đó đập thủy lợi Cà Sâm, nguồn cấp nước cho Trại giống do lòng hồ bị bồi lắng nên không đủ cấp nước cho nuôi trồng khi trạm giống đưa vào sử dụng, nên từ 2013 đến nay trại cá giống này đã ngừng trệ sản xuất ươm cá giống.
Hầu hết những năm qua việc cung ứng giống thủy sản các loại hầu như do các cơ sở tư nhân trên địa bàn ương nuôi và cung ứng bán lại cho các hộ nuôi. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum hàng năm tổng nhu cầu giống cá là 47-50 triệu con/năm, khả năng các cơ sở hộ gia đình ương nuôi trên địa bàn mới chỉ cung ứng 45-60% lượng cá giống. Các loài giống cá chủ yếu là các loài cá nuôi truyền thống như cá chép, cá mè, cá rô phi, ca diêu hồng, cá trắm cỏ…
Riêng đối với cá nước lạnh, từ 2012 nhờ sự nỗ lực của các chuyên gia đến từ Ukraine và các kỹ sư Việt Nam, các Doanh nghiệp thủy sản tại Huyện Kon Plong đã tiến hành ấp trứng cá tầm, cá hồi để chủ động 100% nguồn cung ứng cá giống nước lạnh (bình quân 1 triệu con/năm) cho các tổ chức HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp NTTS trên địa bàn.
Hạn chế trong vấn đề sản xuất con giống thời gian qua là chưa chủ động đầy đủ giống cá cung cấp cho NTTS trên địa bàn và một số cơ sở ươm giống thiếu công nghệ sản xuất giống sạch; công tác kiểm dịch và kiểm tra con giống còn nhiều bất cập, nên vẫn còn một lượng giống cá kém chất lượng bán ra thị trường... Gây thiệt hại cho người nuôi; hầu hết hệ thống sản xuất giống chưa được quy hoạch hợp lý.
e. Trình độ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.10. Trình độ kỹ thuật NTTS tỉnh Kon Tum 2011-2016
TT Năm
DT NTTS
(ha)
Trong đó Thâm canh Bán thâm
canh Quảng canh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 2011 521 0 0,0 420 81,0 101 19,0 2 2012 522 2 0,4 428 82,0 92 17,6 3 2013 541 3 0,6 462 85,4 76 14,0 4 2014 569 4 0,7 500 88,9 65 10,4 5 2015 614 4 0,7 557 90,7 53 8,6 6 2016 637 5 0,8 586 92,0 46 7,2
(Nguồn: Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum)
Hình 2.9. Trình độ kỹ thuật NTTS tỉnh Kon Tum 2011-2016.
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
521 ha, trong đó có 420 ha diện tích nuôi bán thâm canh, 101 ha diện tích nuôi quảng canh cải tiến. Đến năm 2016 tổng diện tích NTTS là 637 ha, trong đó có 5 ha nuôi thâm canh, 586 ha diện tích nuôi bán thâm canh, 46 ha diện tích nuôi quảng canh cải tiến. Trong giai đoạn 2011-2016 tỷ lệ diện tích nuôi bán thâm canh, thâm canh tăng, tỷ lệ nuôi quảng canh giảm. Bình quân 5 năm qua, tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp tăng 0,16%/năm, bán thâm canh là 2,2%/năm, còn diện tích nuôi quảng canh giảm bình quân mỗi năm là 2,4%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh tăng chậm và chiếm tỷ lệ nhỏ, từ 0% năm 2011 đã tăng lên 0,8% diện tích NTTS năm 2016; tỷ lệ diện tích nuôi bán thâm canh cũng tăng từ 81% năm 2011 lên 92% năm 2016. Trong khi đó tỷ lệ diện tích nuôi quảng canh giảm từ 19% năm 2011 xuống còn 7,2% diện tích NTTS năm 2016.
Hình thức nuôi quảng canh chủ yếu ở một số hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, hộ ĐBDTTS với ao nuôi nhỏ (thường dưới 500m2) nhằm tự cải thiện thức ăn tươi cho gia đình, thường là các loài cá dễ thích nghi như cá rô, cá chép; và năng suất đạt thấp, chỉ khoảng 0,7- 2 tấn/ha. Còn nuôi bán thâm canh chủ yếu là hộ gia đình, thường ao nuôi có diện tích từ 500 - 3.000m2. Đối tượng nuôi thường là các giống cá nuôi ghép đa loài theo tỷ lệ hợp lý để tận dụng tối đa tầng nước mà không có sự cạnh tranh về thức ăn, và điều kiện sống, nhưng giá trị sản phẩm không cao như cá rô phi, cá chép, cá trắm, cá diêu hồng… Tuy nhiên đa số hộ gia đình nuôi với diện tích nhỏ và manh múng, chưa chủ động được cơ sở hạ tầng, mật độ thấp, năng suất nuôi thấp, bình quân chỉ đạt 3,3 - 4,0 tấn/ha.
Việc áp dụng kỹ thuật nuôi chưa tuân thủ quy định, còn nhiều người nuôi làm theo kinh nghiệm, điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất NTTS không cao. Một số tổ hợp tác, HTX NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum nuôi hình thức bán thâm canh nhưng có đầu tư mạnh hơn cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật
(hệ thống điện, xây dựng hệ thống ao hồ kiên cố bằng bê tông...) và tuy nhiên chưa áp dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến (quạt nước, sục khí oxy,