6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Giải pháp về hình thức tổ chức sản xuất
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi cho đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi.
Để phát triển mô hình liên kết, chúng ta không thể hô hào hoặc ngồi chờ doanh nghiệp và người nuôi tự làm. Trách nhiệm tổ chức lại sản xuất, vực dậy nghề cá là nhiệm vụ của chính quyền tỉnh Kon Tum và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Chính quyền phải đồng hành cùng doanh nghiệp và người nuôi để hai bên gặp nhau, thông hiểu nhau và đi đến thống nhất. Một khi chính quyền năng động, bám sát thực tế, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp và người nuôi, phong trào liên kết sản xuất sẽ tiến triển tích cực. Trong quá trình tổ chức NTTS, nhất là vùng nuôi tập trung thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”: Nhà nước, người nuôi, doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc tổ chức nuôi và bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích phát triển hình thức nuôi theo tổ hợp, HTX, doanh nghiệp. Tổ chức lại cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình hợp tác, các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững NTTS.
- Đối với gia đình cần tiếp tục khuyến khích hộ gia đình chuyển đổi ngành nghề sản xuất từ nông hộ sang ngư hộ ở những vùng ven lòng hồ thủy
điện, thủy lợi, chuyển đổi đất ruộng trũng, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang NTTS. Thực hiện tốt công tác tích tụ, dồn điền đổi thửa đất đai, nhất là đối với đất đai mặt nước NTTS, để nhanh chóng khắc phục diện tích NTTS nhỏ lẻ, manh mún, từ đó góp phần thúc đẩy quy mô sản xuất NTTS đối với hộ gia đình.
- Đối với HTX, tổ hợp tác NTTS: Phát triển liên kết, liên doanh giữa HTX, tổ hợp tác NTTS với nhau và giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để tạo tiềm lực mạnh và năng lực cạnh tranh cao. Tập trung chỉ đạo, củng cố hoạt động và kiện toàn bộ máy hoạt động của HTX để hoàn thiện bộ máy hoạt động, đảm bảo về năng lực điều hành, thống nhất trong tổ chức hoạt động. Các HTX NTTS chủ động xây dựng kế hoạch trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Chủ động về thông tin thị trường; tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và huy động vốn đóng góp của xã viên để tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của HTX. Đồng thời tỉnh có chính sách về đất đai, về tài chính, thủ tục hành chính để tiếp tục khuyến khích để ngư dân thấy lợi ích và sự cần thiết chủ động liên doanh, liên kết thành lập HTX, tổ hợp tác NTTS nhiều hơn nữa.
- Về phát triển Doanh nghiệp NTTS: Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh, cũng như doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào NTTS ở tỉnh Kon Tum, nhất là vùng Quy hoạch nuôi cá nước lạnh. Đồng thời tỉnh cần ban hành các chính sách để thu hút đầu tư như: Về tiền thuê đất (mặt nước): Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất tối thiểu 10 năm kể từ ngày dự án xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động. Về chính sách thuế: Thực hiện thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới; thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với các Hợp tác xã (theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP). Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án.