Tình hình hình thức tổ chức sản xuất trong NTTS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 67 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tình hình hình thức tổ chức sản xuất trong NTTS

Về tổ chức sản xuất NTTS chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, số doanh nghiệp, HTX NTTS rất ít, gần như không tăng trưởng về số lượng qua các năm.

Bảng 2.11. Hộ gia đình, tổ chức NNTS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 ĐVT: cơ sở/hộ STT Năm Số Doanh nghiệp NTTS Số HTX, tổ hợp tác NTTS Số hộ gia đình NTTS 1 2011 1 1 237 2 2012 2 3 242 3 2013 2 5 243 4 2014 2 5 261 5 2015 2 4 265 6 2016 2 4 272

(Nguồn: Báo cáo của Sở NN PT NT tỉnh Kon Tum 2011- 2016)

Qua Bảng 2.11 ta thấy năm 2011 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 01 doanh nghiệp NTTS, có 01 tổ hợp tác, NTTS chủ yếu là hộ gia đình. Đến năm 2012 có 02 Doanh nghiệp hoạt động NTTS và có 03 HTX NTTS, số hộ gia đình NTTS 242 hộ. Năm 2014 có 02 doanh nghiệp, 05 HTX, tổ hợp tác và 261 hộ NTTS. Đến năm 2016, toàn tỉnh có 02 doanh nghiệp hoạt động NTTS; số HTX, tổ hợp tác NTTS giảm còn 04, số hộ NTTS là 407 hộ, tăng 135 hộ so với năm 2011. Các doanh nghiệp NTTS hoạt động sản trên địa bàn huyện Kon Plong, nuôi cá ở vùng nước lạnh (cá tầm và cá hồi). Các HTX, tổ hợp tác NTTS hoạt động sản xuất ở địa bàn huyện Đăk hà, huyện Kon Plong.

Qua hình 2.10 ta thấy: Diện tích NTTS và số hộ gia đình NTTS tăng đều hàng năm, số hộ NTTS tăng từ 237 hộ năm 2011 lên 272 hộ năm 2016 (tăng 15% so với năm 2011), diện tích NTTS tăng 521 ha năm 2011 lên 637 ha năm 2016 (tăng 22,3% so với năm 2011). Tuy nhiên, nhìn hình 2.11 cũng cho thấy đồ thị biểu diễn gia tăng số hộ NTTS có hệ số góc dương và lớn hơn hệ số góc đường biểu diễn gia tăng diện tích NTTS, điều đó thể hiện NTTS đang

quá trình tăng dần quy mô sản xuất của từng hộ, vì diện tích nuôi đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng số hộ nuôi số hộ nuôi. Đây là điều đáng mừng vì đang diễn ra quá trình tích tụ sản xuất để đưa nuôi trồng với quy mô lớn dần, chỉ có như vậy mới có thể chuyên môn hóa sản xuất và nâng cao kỹ thuật.

Hình 2.10. Tăng trưởng về diện tích NTTS và số hộ gia đình NTTS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016

(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)

Năm 2011 toàn tỉnh chỉ có 1 tổ hợp tác NTTS ở huyện Đăk Hà, đến năm 2016 có 2 tổ hợp tác và 4 HTX NTTS. Đặc biệt từ 2012-2014, được sự hỗ trợ của tỉnh, ở huyện Kon Plong đã thành lập mới 04 Hợp tác xã nuôi cá Tầm, cá Hồi tại 04 xã: Măng Cành, Đăk Long, Pờ Ê, xã Hiếu. Bộ máy điều hành hoạt động gồm Ban quản trị, và bầu chủ nhiệm HTX. Với tổng số xã viên 158 người; tổng số vốn điều lệ 1,840 tỷ đồng, tổng vốn hoạt động 2,166 tỷ đồng (trong đó: vốn xã viên góp: 1,366 tỷ đồng; ngân sách hỗ trợ 0,8 tỷ đồng). Đầu năm 2015 HTX nuôi cá Tầm, cá Hồi: Xã Hiếu bị giải thể, với lý do hoạt động sản xuất kinh doanh không có lợi nhuận và không huy động được nguồn vốn để duy trì hoạt động, mở rộng sản xuất.

Các HTX, tổ hợp tác được hình thành mô ̣t cách tự nguyê ̣n của những người sản xuất nhỏ, và đã đăng ký với chính quyền địa phương. Thời gian qua các Hợp tác xã, NTTS trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi hình thức tổ chức hoạt động theo đúng quy định. Hoạt động của các HTX, tổ hợp tác đã có chuyển biến mang tính tích cực, có sự liên kết trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật và bước đầu hình thành chuỗi hoạt động sản xuất NTTS. Thu nhập của xã viên và người lao động trong các HTX được tăng lên, giúp cho hộ NTTS yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh so với trước đây. Tuy nhiên năng lực quản trị và khả năng tài chính, công nghệ, kỹ thuật còn yếu. Nhân sự quản lý, điều hành của HTX còn hạn chế về trình độ, chưa đủ sức phát huy vai trò của HTX, hoạt động sản xuất kinh doanh còn ở quy mô nhỏ, ngành nghề chậm được mở rộng, chưa chủ động tìm kiếm thị trường. Từ năm 2014, các HTX nuôi cá nước lạnh gặp nhiều khó khăn về đầu ra của sản phẩm, một số HTX tháo gở bằng biện pháp bán cá thương phẩm quy mô nhỏ, lẻ, giá bán thấp nên dẫn đến mất ưu thế cạnh tranh về sản phẩm.

Nhận thấy điều kiện thiên nhiên ưu đãi, cùng với đó chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, năm giai đoạn 2011-2016 có một số doanh nghiệp đã đầu tư nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) trên địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Đến năm 2016 đã có 2 doanh nghiệp đầu tư NTTS, ngoài tổ chức ấp và ưng cá tầm và cá hồi tự cung ứng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp còn cung cứng giống cá tầm, cá tầm cho các cá nhân, tổ chức khác, bên cạnh đó các doanh nghiệp đã cá thương phẩm với sản lượng bình quân 7 tấn/năm. Mặt dù số lượng không nhiều (1 đến 2 doanh nghiệp), nhưng đây là tín hiệu vui trên vùng miền núi, ở cực Bắc Tây nguyên trong quá trình xây dựng nền sản xuất hàng hóa đối với ngành NTTS của tỉnh Kon Tum. Các Doanh nghiệp NTTS đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quy chuẩn, thực hiện quy trình nuôi tiên tiến, mở ra hướng đi mới cho ngành NTTS ở địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)