Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 89 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Để có thị trường tốt thì sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm.

Trước hết là khai thác tốt tiềm năng của thị trường nội địa, cần tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dạng hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, liên doanh liên kết đầu vào, đầu ra. Theo đó phải sản xuất hàng theo quy mô lớn, xây dựng các cơ sở NTTS đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Chú trọng đầu tư sản xuất đối với những sản phẩm thủy sản trên thị trường nội địa đang có nhu cầu bên cạnh phục vụ xuất khẩu. Quan tâm tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của người nội địa, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khuyến khích các hộ nuôi sản xuất theo hướng sản xuất quy mô hàng hóa, không ngừng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ tốt khách hàng. Áp dụng hình thức buôn bán văn minh, đảm bảo chất lượng, vệ sinh, có thương hiệu. Phát triển mặt hàng đông lạnh, sản phẩm giá trị gia tăng và mạng lưới phân phối bán lẻ. Áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng các thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi tại địa phương. Đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, bên cạnh sản phẩm tươi, phát triển các sản phẩm chế biến sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến và chú trọng mẫu mã hàng hóa cho các sản phẩm, có chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp. Khuyến khích phát triển mạng lưới thương mại thủy sản trong đó có tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh bằng cách thu hút các Doanh nghiệp, đồng thời thành lập các

HTX, Tổ hợp tác thu mua thủy sản. Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, nâng cấp chợ Trung Tâm thương mại tỉnh, phát triển hệ thống siêu thị; hỗ trợ nâng cấp và chợ Trung tâm các huyện, xã, nhất là ở xã vùng sâu vùng xa, qua đó thúc đẩy giao thương sản phẩm NTTS mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 89 - 90)