Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh KonTum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 47 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh KonTum

a. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum có bước phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực, phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế địa phương đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ tăng, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. [5]

Bảng 2.2. Cơ cấu ngành, tốc độ tăng GDP tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2016

Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

GDP (tỷ đồng) 9.440 10941 12091 13327 14633 15803 Tốc độ tăng trưởng (%) 14,60 15,90 10,51 10,22 9,80 8,01 Cơ cấu các ngành (%)

+ Nông lâm thủy sản 43,11 41,17 38,04 36,46 34,72 29,84 + Công nghiệp - Xây dựng 23,53 24,74 25,52 26,23 27,17 21,07 + Thương mại, dịch vụ 33,38 34,09 36,44 37,31 38,11 39,09

(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê tỉnh Kon Tum 2016)

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy: Trong cả giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng GDP từng năm của tỉnh ở mức khá và cao, tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của cả giai đoạn đạt 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; ngành nông, lâm và thủy sản có xu hướng giảm dần. Năm 2011 tỷ

trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 33,38%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 23,53%, ngành nông, lâm, thủy sản chiểm 43,11%. Đến năm 2016 tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ 39,09%; tỷ trọng ngành nông nghiệp 29,84%; ngành công nghiệp - xây dựng 21,07%; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 29,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42%. Tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo đa chiều chiếm 22,61% số hộ toàn tỉnh.

b. Tình hình dân số và lao động

Dân số tỉnh Kon Tum không lớn, ngoài thành phố Kon Tum có quy mô dân số chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh, 2/3 dân số còn lại phân bố rộng ở 09 huyện. [5]

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 STT Năm Tổng dân số (người) Tốc độ tăng dân số (%) Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn (%) Tỷ lệ người ĐBDTTS (%) Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (%) 1 2011 451.611 2,1 65,5 52,62 0,31 2 2012 462.705 2,5 65,0 52,62 0,24 3 2013 473.251 2,3 64,9 52,66 0,08 4 2014 484.215 2,3 64,7 52,67 0,26 5 2015 495.876 2,0 64,8 52,12 0,56 6 2016 507.386 1,87 63,9 51,23 0,41

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2015 và Báo cáo Cục thống kê tỉnh Kon Tum 2016)

Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy trong giai đoạn 2011-2016 dân số trung bình hàng năm của tỉnh Kon Tum đều tăng lên, mỗi năm tăng khoảng 2% số dân so với năm trước. Quy mô dân số của tỉnh không lớn, nhưng phân bố trên phạm

vi rộng, người ĐBDTTS chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn có giảm theo từng năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, dân số trung bình năm 2011 của tỉnh Kon Tum là 451.611 người. Trong đó, tỷ lệ người ĐBDTTS chiếm tỷ lệ 52,62%; dân số chủ yếu sống ở nông thôn (chiếm 65,5% dân số), tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 0,31%. Đến 2016, dân số của tỉnh Kon Tum 507.386 người, trong đó, người ĐBDTTS chiếm tỷ lệ trên 51,23%, tỷ lệ dân số sống ở vùng nông thôn vẫn còn cao (chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh); tỷ lệ ngườ i trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng thất nghiệp ở nông thôn là 0,41% (tăng 0,15) so với năm 2011.

c. Tập quán, văn hóa

Tỉnh Kon Tum là vùng đất có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Kon Tum có 6 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời gồm: tộc người Xơ Đăng cư trú phần lớn ở phía bắc và phía đông thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Kon Plông… Tộc người Ba Na cư trú ở phía nam thuộc thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy, Đăk Hà. Tộc người Giẻ-Triêng cư trú ở 2 huyện ĐăkGLei và Ngọc Hồi. Tộc người Gia Rai cư trú ở huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum. Hai tộc người có dân số ít nhất là B’râu cư trú trong một làng (làng Đăk Mế, xã Bờ Y) huyện Ngọc Hồi và tộc người Rơ Măm cư trú tại một làng (làng Le, xã Mô Rai) ở huyện Sa Thầy. Ngoài ra còn các tộc người từ các tỉnh di cư vào sinh sống trên địa bàn có dân số 26.598 người, cư trú rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Kon Tum là một vùng văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đặc sắc và lâu đời. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình như văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông – nhà dài, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-

hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát... Tâ ̣n du ̣ng và phát huy tối đa những lợi thế về vi ̣ trí đi ̣a lý, tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tă ̣ng sẽ đưa Kon Tum vững bước trên con đường công nghiê ̣p hoá, hiê ̣n đa ̣i hoá.

d. Cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Kon Tum được Nhà nước chú trọng đầu tư, nhiều công thủy thủy lợi, điện, đường giao thông được xây mới, nâng cấp phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

- Kon Tum có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam; quốc lô ̣ 24 đi Quảng Ngãi; quốc lô ̣ 40 đi Atôpư (Lào). Ma ̣ng lưới giao thông liên huyện, liên xã và các tuyến nô ̣i thi ̣, thi ̣ trấn, giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi la ̣i và vâ ̣n chuyển hàng hoá của nhân dân, đến năm 2016 có 100% số xã có đường giao thông vào trung tâm xã.

- Hệ thống bưu chính - viễn thông phát triển ma ̣nh. Hiện nay mạng lưới điện, dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2016, 100% xã, phường có điê ̣n thoa ̣i. Tỉnh Kon Tum đã có hệ thống lưới điện quốc gia đến tất cả trung tâm cụm xã. Số hô ̣ sử du ̣ng điê ̣n chiếm 94%, chỉ còn một số hộ sống rãi rác ở núi cao chưa có điện lưới.

e. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Kon Tum

Nhìn chung, qua nghiên cứu tình hình cơ bản của tỉnh Kon Tum, nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn tác động đến quá triển phát triển NTTS như sau:

Những thuận lợi:

Kon Tum có vị trí địa lý kinh tế chiến lược với đầu mối giao thông trọng yếu, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y là trung tâm của 3 nước Lào, CamPuChia và Việt Nam, là điều kiện kinh tế thuận lợi cho nước ta nói chung và Kon Tum nói riêng.

So với diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 83,5%, song hầu hết diện tích này chủ yếu là đất xám có tầng dày không đều, nhiều vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp với các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Hiện có khoảng trên 200.000 ha đất đồi núi chưa được khai thác, là tiềm năng để phát triển lâm - nông nghiệp. Cùng với tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng về du lịch cũng là lợi thế của tỉnh.

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, đồng bào các dân tộc ít người chiếm trên 50% dân số của tỉnh, hoạt động chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng chủ yếu đối với phát triển kinh tế của địa phương.

Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, do sự phân hóa về độ cao địa hình, nên hình thành các tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho sự phát triển NTTS, trong đó vùng Đông Bắc tỉnh có thể phát triển nuôi cá nước lạnh. Đặc biệt có các nhánh sông lớn chạy qua địa phận của tỉnh như sông Đăkbla, sông PôKô…, vừa bù đắp phù sa hàng năm, vừa ổn định được nhiệt độ, độ ẩm ở các tiểu vùng cũng như cung cấp đầy đủ nguồn nước cho cây trồng, con vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi làm đa dạng hoá sản phẩm.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, phát triển mạnh kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững, đưa tỉnh Kon Tum trở thành một tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những khó khăn:

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh 969.046 ha, nhưng có tới hơn 1/4 diện tích đã bị thoái hoá, cần được cải tạo. Diện tích đất có độ dốc lớn cao (523.076 ha, tương ứng chiếm 54,06% diện tích tự nhiên); diện tích đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp chiếm 16,44% diện tích tự nhiên, địa hình bị chia cắt, độ dốc tương đối lớn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, mất đất, sa mạc hoá nếu kỹ thuật canh tác không hợp lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 47 - 52)