Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 73 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành NTTS tỉnh Kon Tum có bước phát triển mới, đang dần dịch chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, bước đầu hình thành vùng nuôi tập trung ở một số địa phương. Trong 5 năm qua (2011-2016), ngành NTTS của tỉnh có bước phát triển về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất NTTS ngày càng tăng, sản lượng NTTS tăng bình quân 12,6%/năm; diện tích NTTS tăng bình quân 4,1ha/ năm. Trình độ sản xuất NTTS có sự chuyển biến tích cực, hình thức NTTS đã chuyển dần từ quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh, từng bước nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

Phát triển NTTS góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hợp lý và hiện đại; hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, ngoài hình thức nuôi theo hộ gia đình, cũng đã xuất hiện một số tổ chức tham gia NTTS (HTX, doanh nghiệp). Đây ra hướng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Thông qua các chương trình, dự án phát triển NTTS, nhiều cơ sở hạ tầng của vùng nuôi được xây dựng và cải tạo, góp phần thu hút các nguồn lực như vốn, nhân lực, khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho cả vùng nói chung và cho những doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào hoạt động NTTS nói riêng.

Phát triển NTTS không những tạo cơ hội, công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ nghề NTTS. Thông qua phát triển NTTS góp phần giảm áp lực trong việc khai thác cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, góp phần làm hạn chế tình trạng suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó góp phần đáng kể cho việc phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)