Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 36 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk

Những năm gần đây, ngành NTTS của tỉnh Đăk Lắk đã đạt được những kết quả đáng kể. NTTS đã đóng vai trò lớn trong việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển KT-XH nói chung của địa phương. Ngành NTTS của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, với mức tăng trưởng bình quân về diện tích 4,9%/năm, về sản lượng 24,8%/năm, giá trị tăng 46,5%/năm, kinh tế thủy sản đóng góp 1,5-2,0% GDP, giá trị sản xuất ngành NTTS đóng góp từ 80,8% – 89,9% tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

nói chung của tỉnh.

Ngày 31/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3193/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng NTTS khoảng 24,8 nghìn tấn, giá trị sản xuất đạt 1.250 tỷ đồng. Để đạt được các mục tiêu của quy hoạch này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đồng thời đầu tư hợp lý, đầy đủ theo thứ tự ưu tiên từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là người dân và chính quyền địa phương. Đồng thời đề ra để tập trung triển khai đồng bộ, như: chuyển đổi các loại đất phù hợp sang nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản. Đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao để khai thác hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và giảm rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh. Các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi mrigan, rô hu… là đối tượng nuôi chính và sản xuất giống chủ lực của vùng; nghiên cứu, phát triển sản xuất các loài cá đặc sản, bản địa và cá nước lạnh. Khuyến khích người dân mua giống có giấy chứng nhận chất lượng giống sạch. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống. Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá tại chỗ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường tuyên truyền tập huấn về kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng thuốc hóa chất; kiểm tra kiểm soát và xử phạt nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu sản xuất các loại giống mới; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống tốt, giống sạch… Đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao để khai thác hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và giảm

rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và đưa vào sản xuất các đối tượng đặc hữu, bản địa có giá trị kinh tế phục vụ tiêu dùng nội địa và du lịch tại chỗ…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)