Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về NTTS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 90 - 110)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về NTTS

Hoạt động NTTS đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau, bởi môi trường NTTS thường liên thông với nhau rất dễ lây lan dịch bệnh, và dễ xảy ra xung đột lợi ích giữa các ngành sản xuất khác nhau. Vì vậy, Nhà nước cần phải thực hiện quản lý hoạt động NTTS qua hệ thống cơ quan quản lý đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương. Trước đây NTTS với hình thức và đối tượng nuôi thường đơn giản, diện tích nuôi ít. Tuy nhiên do tốc độ phát triển, việc đầu tư NTTS nhiều, làm cho việc mở rộng diện tích không theo quy hoạch. Ngư dân đã nhanh chóng xây dựng mô hình NTTS theo phương thức quảng canh và bán thâm canh, với mật độ con giống thấp, nuôi xen ghép nhiều đối tượng. Việc quản lý tài nguyên đất đai, mặt nước rõ ràng không phù hợp và không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của NTTS còn tồn tại sự chồng chéo trong quản lý. Mặt khác, sự phân cấp không rõ ràng và buông lõng quản lý cũng là nguyên nhân của tình trạng phát triển NTTS tự phát, thiếu quy hoạch như hiện nay. Bên cạnh đó việc xây dựng ao, hồ theo kiểu khoanh nuôi làm gây tác hại đến nơi ở và sinh sống của nguồn giống thuỷ sản của địa phương, làm phá vỡ sự ổn định của môi trường. Vì vậy, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về NTTS nhiều hơn nữa.

Mặt khác, hiện nay khả năng tự chủ về tài chính của các hộ, cơ sở NTTS thấp, việc tiếp cận vay vốn rất khó khăn. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình và các cơ sở NTTS theo nhu cầu vốn vay để tạo động lực thúc đẩy phát triển NTTS nhiều hơn nữa và góp phần tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, tỉnh cần thành lập quỹ hỗ trợ phát triển và quỹ bảo

lãnh tín dụng cho hộ được vay theo chu kỳ sản xuất, bởi hiện nay khả năng tự chủ về tài chính của các hộ cũng như các cơ sở NTTS là rất thấp. Mặt khác, NTTS là loại hình sản xuất có tính rủi ro rất cao, do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và khí hậu nên Nhà nước cần có chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn, đất đai,.... để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Chính sách đất đai là chính sách hết sức quan trọng đối với phát triển NTTS. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hoàn thiện chính sách đất đai như giao đất ổn định, lâu dài cho người sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước lâu dài để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Chính sách hỗ trợ đầu tư tập trung vào cơ sở hạ tầng vùng nuôi, trọng tâm là cơ sở hạ tầng đầu mối, thuỷ lợi, giao thông, kênh mương cấp 1, hệ thống điện hạ thế tới từng vùng nuôi tập trung.

Để thực hiện tốt vai trò của Nhà nước cần chuyển dần từ hỗ trộ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp như: Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và dịch vụ nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động NTTS; Nhà nước tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường, cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và đầu tư hậu cần, cung cấp thông tin, dịch vụ giúp các bên liên quan có thể quản lý rủi ro tốt hơn. Ngoài ra, tỉnh cần thực hiện tốt chương trình khởi nghiệp đối với ngành thủy sản, phải có một số chính sách ưu đãi như: hỗ trợ xây dựng mô hình vừa và nhỏ, ưu đãi về thuê đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, để tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để ngành NTTS của tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

Trước hết, chú trọng công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết NTTS, xây dựng cơ chế, các chính sách mang đột phá nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đầu tư NTTS. Có chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng, chú trọng mở rộng diện tích NTTS, đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng, đất mặt nước NTTS. Tập trung gia tăng nguồn lực về vốn đầu tư NTTS, Nhà nước cần quan tâm dành nhiều hơn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, có chính sách hỗ trợ về tín dụng để các cơ sở, hộ gia đình NTTS có điều kiện vay vốn ngân hàng đầu tư, mở rộng sản xuất. Phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành thủy sản, trên cơ sở có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các khóa học ngắn và dài ngày để nâng trang bị kiến thức và nâng cao trình độ kỹ thuật NTTS cho lao động tham gia sản xuất NTTS. Bên cạnh đó, củng cố và đẩy mạnh phát triển mối liên kết, liên doanh trong chuỗi giá trị sản xuất NTTS; làm tốt công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS, trong đó chú trọng chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, từng bước mở rộng thị trường các tỉnh lân cận và xuất khẩu sang Lào, Campuchia với các sản phẩm NTTS chủ lực. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực NTTS, có những biện pháp xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất NTTS, xây dựng ngành NTTS của tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

KẾT LUẬN

Ngành NTTS của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 có nhiều bước phát triển mới, năng suất, sản lượng và giá trị NTTS tăng, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, sự phát triển NTTS của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương và còn chứa đựng một số rủi ro thiếu tính bền vững. Cơ hội và tiềm năng của phát triển NTTS của tỉnh Kon Tum còn rất lớn, để ngành NTTS tỉnh Kon Tum phát triển ngày càng vững mạnh, cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

Hiện nay NTTS được coi là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Kon Tum, NTTS có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tái tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, phát triển NTTS cung cấp một phần thực phẩm cho Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS. Phát triển NTTS góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn..

Tuy nhiên, trong thời gian qua quá trình phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững như công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển NTTS. Đầu tư thuỷ sản đã được chú trọng hơn, nhưng còn dàn trải và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của tỉnh. Sự gia tăng các nguồn lực phát triển NTTS chậm, bên cạnh đó, quá trình phát triển chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS và các yếu tố cơ bản phát triển NTTS chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là hạ tầng cơ sở, dịch vụ cung ứng giống, phát triển nguồn nhân lực cho NTTS. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần có những chính sách đồng bộ, hiệu quả phù hợp phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, mặt khác, cần nâng cao ý thức của người dân, tăng cường công tác

quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, dịch vụ liên quan đến NTTS, để ngành NTTS của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Với đề tài đã lựa chọn “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, luận văn phân tích cơ sở lý luận, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NTTS ở một số địa phương, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNTS trên địa bàn Kon Tum giai đoạn 2011-2016, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NTTS của tỉnh Kon Tum thời gian đến một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Bảo (1989), Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong ngành Thủy sản tại Đà Nẵng và

Quảng Nam. Đề Tài Khoa học Mã số: Đại học Đà Nẵng,

[2] Lê Bảo (2009), “Vai trò của hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản trong quá trình phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung” Tạp chí: International seminar on action plan for Suitainable development and expansion of aquaculture

cooperatives, Hà Nội

[3] Bộ NN&PTNT (2016), Thông tư số14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 2/6/2016 “quy định về vùng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật”.

[4] Chính phủ (2011), Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011, “phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020”.

[5] Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2015), Niên giám thống kê 2015 Kon Tum, NXB Thống kê.

[6] Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2016), Báo cáo tình hình phát triển KT-

XH tỉnh Kon Tum năm 2016.

[7] Nguyễn Tử Cương, Cao Việt Hà, Nguyễn Đình Truyên và nhóm Giảng viên (2007), Phát triển NTTS bền vững trên cơ sở ứng dụng quy

tắc nuôi có trách nhiệm, NXB Nông Nghiệp.

[8] Huỳnh Thị Ánh Diệu (2015), Quy hoạch phát triển NTTS Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Đình Dũng (2008), “Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với nghề NTTS", Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ.

Lao Động.

[11] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2015), "Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam".

[12] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê

[13] Nguyễn Duy Khoát (2006), Sổ tay nuôi cá gia đình, NXB Nông Nghiệp.

[14] Phan Nguyễn Diệp Lan, Sổ tay nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

[15] Nguyễn Quang Linh, Tôn Thất Chất, Nguyễn Phi Nam, Lê Văn Dân (2006), Giáo trình NTTS đại cương, NXB Nông Nghiệp.

[16] Nguyễn Quang Linh (2011), Hệ thống và quản lý NTTS, NXB Nông Nghiệp.

[17] Phạm Thị Thuỳ Linh (2014), “Nuôi cá nước lạnh tại Tây Nguyên". Báo Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản.

[18] Lê Tú Mẫn (2013), Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[19] Trinh Quang Minh, Công ty cổ phần thủy sản Măng Đen, “Vài nét cơ bản trong kỹ thuật nuôi cá tầm, cá hồi”, Biên soạn dùng trong chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

[20] Nguyễn Thanh Phương (2009), Giáo trình Nuôi trồng Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

[21] Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum (2011), Báo cáo hàng năm, từ năm 2011

đến năm 2016.

[22] Trần Anh Tiến (2014), Phát triển nuôi trồng thủy sản tại thành phố

[23] Trần Thị Tình (2011), Phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Ninh Hòa

tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.

[24] Tỉnh ủy Kon Tum (2015), Văn kiện ĐH Đảng Bộ Tỉnh Kon Tum lần thứ

XV, nhiệm kỳ 2015-2020.

[25] Đình Thắng (2016), “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng trung du miền núi phía Bắc”, Báo Dân Việt.

[26] Trần Thị Thơm (2011), "Phát triển bền vững ngành thủy sản Thành

phố Đà Nẵng đến năm 2020", Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế

Đà Nẵng.

[27] Hà Trang (2004), “Lược thuật Phát triển NTTS hữu cơ”, tạp chí Thông tin khoa học công nghệ - Kinh tế thủy sản.

[28] Nguyễn Trần Trọng (2012), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Cộng sản.

[29] Tổng cục Thủy sản (2012), “Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất

và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020”.

[30] Trịnh Ngọc Tuấn (2005), “Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải",

Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc."

[31] Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (2012), “Quy hoạch tổng thể phát

triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”.

Tiếng Anh

[32] Claude E.Boyd (1998), "Water Quality for Pond Aquaculture", Auburn University, Alabama, USA.

[33] Zeigler Bros. (2014), Global Aquaculture Advocate Magazine,"

[34] LA Helfrich (2010), “Raceways Systems”, FISH FARMING Magazine

Website

[35] https://tongcucthuysan.gov.vn/ [36] http://thuysanvietnam.com.vn/ [37] http://tepbac.com/

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

(theo Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ

họp vào ngày 08 tháng 9 năm 2017)

1. Thông tin chung của học viên

Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN QUẾ

Lớp: K31.QLK.KT

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Ngày bảo vệ: 08/9/2017

Tên đề tài: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

2. Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa

TT Ý kiến đóng góp của Hội đồng

Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải

giải trình)

Vị trí tham chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa

1 Rà soát lỗi chính tả, lỗi trình bày

Sửa lỗi chính tả, lỗi dính chữ, trình bày chưa đúng trong Luận văn.

Toàn bộ luận văn

2

Tổng quan tài liệu nghiên cứu cần sắp xếp và chỉnh sửa cho phù hợp

Chỉnh sửa trình bày, sắp xếp lại phần Tổng quan tài liệu nghiên cứu (Mục 6, phần Mở đầu)

Trang 4-12

3

Rà soát việc trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu tham khảo vào một số nội dung cơ sở lý thuyết của Luận văn.

Trang 13-15, 18, 21-24, 33,

35, 37-39

4 Làm rõ căn cứ đề xuất giải pháp

Bổ sung, chỉnh sửa nội dung căn cứ đề xuất giải pháp (phần 3.1.2; Mục 3.1; Chương 3)

Trang 70-72

5

Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung theo góp ý của các giáo viên phản biện

- Bổ sung đầy đủ tên tác giả của một số tài liệu (tài liệu 7, 15)

(tai li�u s6 12)

Tai li�u tham

- Chinh sua danh mvc tai

li�u tham khao tiSng anh khao

Da N8ng, ngay 25 thang 9 nam 2017

H9c vien

Nguy�n Van Qu�

Xac nhin ciia Ngtriri btrcrng din khoa hQC

Nguiri hu6ng dfut khoa h9c :bn�&i giai trinh chinh sira cua h9c viSn:

J&':)

Chii tich H(>i c16ng danh gia loin van

Khoa Quan ly chuyen nganh da ki�m tra va xac nhin:

Luq,n van aU<)'C trinh bay theo dung quy tlfnh vJ hinh thitc va tla aU<)'C chinh sua theo kit luq,n cua H(Ji a6ng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 90 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)