Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 42 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giớ i, nằm ở phía bắc Tây Nguyên có toạ đô ̣ đi ̣a lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh đô ̣ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ đô ̣ bắc. Diện tích tự nhiên 9.661,7 km2 , chiếm 3,l% diện tích toàn quốc, bao gồm: Thành phố Kon Tum và 9 huyện ĐăkHà, ĐăkTô, TuMơRông, ĐăkGlei, Sa Thầy, IA Hdrai, Ngọc Hồi, Konplong, Kon Rẫy. Toàn tỉnh có 76 xã, 10 phường và 6 thị trấn. [4]

Phía đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 74 km. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam có chiều dài 142 km. Phía tây giáp với hai nước Lào và CamPuChia có chung 275 km đường biên giới. Phía nam giáp với tỉnh Gia Lai có chiều dài 203km.

Tỉnh Kon Tum có đường Hồ Chí Minh chạy qua nối với các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, ĐăkLăk... cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối tỉnh Kon Tum với những vùng lân cận; có cửa khẩu quốc tế Bờ-Y là điều kiện để mở rộng quan hệ KT-XH và giao lưu với các nước trong khu vực. Với vị trí như trên, tỉnh Kon Tum chịu ảnh hưởng lớn bởi sự chuyển tiếp hệ sinh thái giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và hai nước trong bán đảo đông dương. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu KT-XH với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận, cả nước, cũng như Lào,

Cam-Pu-Chia, giúp cho Kon Tum có nhiều thuận lợi để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế theo hướng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa.

Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Kon Tum

b. Địa hình, thổ nhưỡng

Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, đi ̣a hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Đi ̣a hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.

Đi ̣a hình đồi, núi chiếm khoảng 2/5 diê ̣n tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có đô ̣ dốc khá lớn. Các núi ở Kon Tum do cấu ta ̣o bởi đá biến chất nên có da ̣ng khối như khối Ngo ̣c Linh (có đỉnh Ngo ̣c Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Đi ̣a hình nú i cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây bắc cha ̣y sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có mô ̣t số ngo ̣n núi như: ngo ̣n Bon San (1.939m); ngọn Ngo ̣c Kring (2.066m). Mă ̣t đi ̣a hình bi ̣ phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng he ̣p, khe, suối. Đi ̣a hình đồi tâ ̣p trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có da ̣ng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray. [4]

Đi ̣a hình thung lũng: Nằm do ̣c theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có da ̣ng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mă ̣t bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông cha ̣y do ̣c biên giới Viê ̣t Nam - Campuchia.

Đi ̣a hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngo ̣c Linh có đô ̣ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, cha ̣y theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đất đai tỉnh Kon Tum gồm nhiều loại trên nền đất mẹ granít, bazan, với tích tụ phù sa sông suối, nhiều mùn tơi xốp. Toàn tỉnh có 969.046 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 90,58 % diện tích toàn tỉnh, đất phi nông nghiệp chiếm 5,17 %; đất chưa sử dụng chiếm 4,25% diện tích toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh KonTum STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Đất nông nghiệp 876.849,72 90,58 1 Đất SXNN 264.463,88 27,32 2 Đất lâm nghiệp 611.674,90 63,19 3 Đất nuôi trồng thủy sản 637,00 0,07 4 Khác 59,81 0,01

II Đất phi nông nghiệp 50.002,20 5,17 III Đất chưa sử dụng 41.117,46 4,25

Tổng 969.046 100

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum 2016)

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 90,51% diện tích, trong khi đó đất NTTS chỉ có 637,00 ha, chiếm 0,07% diện tích của tỉnh.

Hình 2.2. Cơ cấu đất sản xuất NTTS tỉnh Kon Tum năm 2016

c. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Kon Tum thuộc vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa cao nguyên. Nhiê ̣t đô ̣ trung bình trong năm dao đô ̣ng trong khoảng 22 - 23°C, biên đô ̣ nhiê ̣t đô ̣ dao đô ̣ng trong ngày 8 - 9°C.

Kon Tum có 2 mùa rõ rê ̣t: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.

Đô ̣ ẩm trung bình hàng năm dao đô ̣ng trong khoảng 78 - 87%. Đô ̣ ẩm không khí tháng 8 - 9 (khoảng 90%) là tháng cao nhất, tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%). [4]

Nguồn nước mă ̣t: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng he ̣p, nước chảy xiết, bao gồm:

+ Sông Sê San: Do 2 nhánh chính là Pô Kô và ĐăkBla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngo ̣c Linh, chảy theo hướng Bắc - Nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngo ̣c Linh từ các xã Ngo ̣c Lây, Măng Ri, huyê ̣n Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngo ̣c Krinh.

+ Các sông, suối khác: Phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khú c đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy chảy theo hướng Bắc - Nam, đổ vào dòng Sê San. Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước thuâ ̣n lợi cho viê ̣c xây dựng các công trình thủy điê ̣n, thủy lợi.

và trữ lượng công nghiê ̣p cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đă ̣c biê ̣t ở đô ̣ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyê ̣n Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử du ̣ng làm nước giải khát và chữa bê ̣nh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)