Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển NTTS của tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển NTTS của tỉnh

a. Quan điểm phát triển NTTS

Căn cứ vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai, mặt nước và các lợi thế của tỉnh cũng như dựa trên cơ sở các dự báo, các nhân tố ảnh hưởng đến NTTS trong tương lai, định hướng phát triển các ngành nghề và các lĩnh vực khác. Việc phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh cần quán triệt những quan điểm sau:

- Phát triển NTTS gắn với phát triển kinh tế, xã hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tạo nhiều việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

- Phát triển NTTS được tính dựa trên nhu cầu thị trường. Cần phát triển khoa học công nghệ nuôi, sản xuất giống, thức ăn, phòng trị bệnh... nhằm đầu tư lớn nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu, đặc biệt chú trọng các đối tượng nuôi nước ngọt, xem đây là mũi đột phá để đem lại khối lượng hàng hoá lớn, có giá trị xuất khẩu cũng như cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển NTTS, trong đó coi trọng đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư lớn để kêu gọi đầu tư. Kết hợp chặt chẽ giữa "4 nhà" để phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tạo sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

- Phát triển NTTS theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Sản xuất có tính chất liên hoàn, khép kín từ con giống, thức ăn, vùng sản xuất nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững cao, tạo ra giá trị sản xuất ngày càng được tăng.

- Xây dựng cơ sở vật chất và tiềm lực nghiên cứu khoa học để thực hiện quy trình nuôi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

b. Mục tiêu phát triển NTTS

- Đẩy mạnh nuôi thâm canh các đối tượng có khả năng gia tăng nhanh giá trị sản xuất như: Cá tầm, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc và các loài thuỷ đặc sản khác. Phát triển NTTS tăng quy mô, năng suất, hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác quản lý nhà nước về NTTS trên địa bàn tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14,7% thời kỳ 2017-2020; ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,9%/năm, trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 8,0%/năm. Phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng NTTS đạt 6.600 tấn, giá trị sản xuất NTTS 590 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,7%/năm.

c. Phương hướng phát triển NTTS

- Tận dụng tối đa những lợi thế, tiềm năng về đất đai có thể đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Bám sát tận dụng tối đa các chương trình của chính phủ, Bộ NN&PTNT có liên quan đến phát triển NTTS.

- Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ sinh học bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để sản xuất ổn định.

- Phát triển NTTS gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum, cũng như các ngành kinh tế khác để tránh xung đột tác động tiêu cực qua lại giữa các quy hoạch.

- Phát triển NTTS trong vùng được quy hoạch, những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiến bộ như: Global GAP, ASC,…để nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến ngư; tăng cường công tác hướng dẫn quản lý đối với các hoạt động hỗ trợ sản xuất NTTS, đặc biệt là cung ứng giống NTTS. Tiến tới cấp giấy chứng nhận cho vùng nuôi, hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất thức ăn thủy sản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)