Nguyên nhân của các mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 75 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế

Điều kiện KT-XH của tỉnh Kon Tum còn nhiều khó khăn, do đó nguồn lực đầu tư cho ngành thủy sản nói chung, NTTS nói riêng còn hạn chế. Bởi do xuất phát điểm thấp, nguồn ngân sách của tỉnh rất khó khăn, nên hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các hoạt động sản xuất NTTS, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc ở vùng sâu, vùng xa yếu kém, đã hạn chế ngư dân tiếp cận thị trường, tiếp cận cơ hội đầu tư mới nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển NTTS của tỉnh thời gian qua.

Hệ thống cơ sở bán buôn, bán lẻ và các chợ đầu mối có vai trò phân phối, tiêu thụ hàng hóa sản phẩm NTTS vừa thiếu và vừa chưa phát huy được vai trò giúp ngư dân tiếp cận nhanh và kịp thời với những biến động của thị trường, thêm vào đó các chi phí trung gian, lưu thông phân phối lại quá lớn đã ảnh hưởng xấu tới thu nhập của ngư dân trong tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, mặt bằng trình độ dân trí, đặc biệt là vùng ĐBDTTS, vùng sâu, vùng xa không cao; kỹ năng chuyên môn của lao động NTTS hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo nghề nên kiến thức sản xuất hàng hóa yếu, khả năng tiếp nhận công nghệ sản xuất mới thấp. Đa số nông dân vẫn sản xuất trên quy mô diện tích nhỏ, giá trị sản xuất thấp, thu nhập từ NTTS không cao, không có tích lũy để đầu tư mở rộng và chuyển đổi sang hướng sản xuất thâm canh, hiệu quả hơn.

đồng bộ, chậm ban hành các chủ trương, chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy ngành NTTS của tỉnh phát triển, như chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển ngư nghiệp; chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp nói chung, trong NTTS nói riêng; chính sách hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được chú trọng triển khai đã làm cho nông dân, doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất vì sợ rủi ro và thiệt hại.

NNTS chậm phát triển chịu ảnh hưởng nhiều do thiên tai gây ra như lũ lụt, hạn hán… Các ngành nông nghiệp nói chung, ngành NTTS nói riêng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến những hộ NTTS, vì hầu hết sản xuất của các hộ, cơ sở chủ yếu là sản xuất theo hình thức quảng canh và bán thâm canh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương I và tổng quan điều kiện tự nhiên, đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Kon Tum, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 qua một số khía cạnh: (1) Thực trạng gia tăng sản lượng NTTS trong thời gian qua; (2) Thực trạng gia tăng nguồn lực NTTS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016; (3) Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất trong NTTS; (4) Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS.

Qua phân tích, đánh giá các nội dung bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh. Chương II đã đánh giá được thực trạng phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 và rút ra được những mặt thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đó là cơ sở để nghiên cứu những định hướng, xây dựng những giải pháp để ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)