Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3. Kinh nghiệm phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, ngành NTTS của Hà Giang đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tại các địa phương trong tỉnh. Do điều kiện địa hình đồi núi dốc và chia cắt mạnh, nên các mô hình NTTS của Hà Giang chủ yếu được tập trung tại các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê và thành phố Hà Giang. Các loại cá được nuôi chủ yếu như cá trắm, trôi, chép và một số loài cá đặc sản như cá chiên, cá dầm xanh, cá bỗng…

UBND tỉnh Hà Giang đã xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, HTX đầu tư và mở rộng quy mô NTTS như ưu đãi nguồn vốn vay, hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện về thuế, nguồn đất và diện tích mặt nước để người dân xây dựng các trang trại NTTS; xác định và khuyến khích nuôi các loại cá được nuôi một số loài cá đặc sản như cá chiên, cá dầm xanh, cá bỗng, cá anh vũ… nhằm tạo thế cạnh tranh sản phẩm NTTS.

Tóm lại: Những giải pháp mà các địa phương trên đã áp dụng và đạt hiệu

quả là những giải pháp tác động, ảnh hưởng đến phát triển NTTS thông qua các yếu tố như điều kiện tự nhiên, vốn, trình độ của người lao động, sự phát triển của KH-CN, thị trường sản phẩm... Điều này phần nào cho thấy tính phù hợp giữa thực tế và lý thuyết đã nêu trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phát triển kinh tế đồng thời gắn liền với việc hoàn thiện về xã hội, môi trường và thể chế là điều kiện cần thiết phát triển ngành NTTS, góp phần thúc đẩy KT-XH của đất nước, mỗi địa phương phát triển.

Xuất phát từ những lý luận cơ bản về phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển NTTS nói riêng; từ các khái niệm, cũng như chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản xuất của ngành NTTS, luận văn đã cho thấy nội dung chung nhất để phát triển sản xuất NTTS là phát triển đồng bộ, hài hoà, hợp lý về quy mô, diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Sự phát triển ấy phải trên cơ sở thay đổi theo hướng hoàn thiện về kinh tế, xã hội và môi trường. Góp phần đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm, giúp xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời phát triển NTTS còn giúp cải thiện môi trường sống. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS để có căn cứ đánh giá và đưa ra các giải pháp thích hợp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)