6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.12. Thực trạng sản lượng NTTS tiêu thụ tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 2015 2016
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản (tấn) 4881 5832 6271 Sản lượng sản phẩm thủy sản (tấn) 2840 3310 5530 Sản lượng sản phẩm thủy sản do khai thác (tấn) 1040 1250 3110 Trong đó Sản lượng NTTS (tấn) 1800 2060 2420 Tỷ lệ sản lượng do khai thác thủy sản cung ứng
tại địa phương (%) 21 21 50
Trong đó tỷ lệ sản lượng NTTS cung ứng tại địa
phương (%) 37 35 39
Tỷ lệ phần trăm nhu cầu sản phẩm thủy sản tại
chỗ chưa đáp ứng (%) 42 43 12
(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê tỉnh 2016 và xử lý số liệu của tác giả)
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 26 chợ, 02 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 01 trung tâm thương mại để trao đổi hàng hóa. Nhu cầu tôm, cá sử dụng trong nội tỉnh năm năm 2014 là 4.881 tấn, đến năm 2016 là 6.271 tấn, trong khi đó sản lượng NTTS năm 2014 1.800 tấn, đến năm 2016 cũng chỉ mới 2420 tấn.
Nhìn hình 2.11 trên, ta thấy xét về mặt sản lượng thì tỷ lệ sản lượng sản phẩm thủy sản (trong đó cả khai thác và NTTS) cung ứng trên thị trường tỉnh Kon Tum trong 3 năm 2014-2016 tăng từ 58% lên 89%, trong đó sản phẩm NTTS chỉ cung ứng 37% đến 39%. Có thể nói, thời gian qua, ngành thủy sản nói chung, NTTS của tỉnh nói riêng phát triển đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Với việc đa dạng hình thức và đối tượng nuôi trồng mà thời gian qua sản phẩm thủy sản được thị trường chấp nhận nhiều hơn. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Kon Tum tập trung ở thị trường nội địa, nhưng chưa đáp ứng đầy đủ (chưa đạt mức 100%) nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại do sản phẩm thủy sản ngoài tỉnh cung ứng. Xét trên quy luật cung cầu cho ta thấy nhu cầu sản phẩm thủy sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh còn rất khả quan, năm 2016 còn 12% nhu cầu sản lượng thủy sản do, cần tiếp tục đầu tư phát triển mạnh ngành NTTS trong thời gian tới, trong đó ngoài phát triển sản lượng, cần chú trọng giảm giá thành sản phẩm NTTS để nâng cao tính cạnh tranh.
Hình 2.11. Tỷ lệ sản lượng NTTS tiêu thụ tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ngay cả sản phẩm cá nước lạnh nuôi tại huyện Kon Plong, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản vẫn tiếp tục tăng do quy mô dân số tăng, thu nhập của nhân dân tăng lên. Song giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm thủy sản vẫn còn có khoảng cách, thiếu thông tin. Việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản chủ yếu thông qua tư thương, nên thường bị ép giá, người nông dân thì bán sản phẩm với giá rẻ còn người tiêu dùng thì sử dụng với giá cao, chênh lệch
này người buôn bán hưởng lợi lớn hơn người sản xuất... Mặt khác, do giá cả sản phẩm NTTS trên địa bàn còn cao so với thu nhập của người dân và so với giá sản phẩm thủy sản cùng loại được nuôi ở địa phương khác. Vì vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm NTTS trên địa bàn tỉnh còn yếu kém.
Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh, xây dựng thương hiệu cũng chưa được quan tâm thoả đáng. Đa số các doanh nghiệp, công ty đều phải tự mình tìm đầu ra cho sản phẩm. Không có doanh nghiệp hay công ty nào trong nước đăng ký thương hiệu cho sản phẩm cá hồi, cá tầm. Công nghệ chế biến và tiêu thụ sau thu hoạch cũng là một vấn đề lớn. Hầu hết cá thương phẩm đều được tiêu thụ trong tỉnh, dạng tươi sống. Vấn đề chế biến, đóng gói sản phẩm chưa được quan tâm. Trong khi đó vấn đề chế biến sau thu hoạch là hết sức quan trọng, làm gia tăng giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là khi sản lượng tăng cao và vươn ra thị trường xuất khẩu thì các sản phẩm chế biến từ các loại cá này có giá trị hơn so với cá tươi sống trên thị trường.