7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Môi trƣờng kinh doanh của VCCB ĐN
a. Môi trường
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2, dân số đạt 1.029 ngàn ngƣời.
Từ năm 2014 - 2016, trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn đan xen do ảnh hƣởng của tình hình chính trị, kinh tế trong nƣớc và thế giới, Thành ủy, UBND thành phố cùng các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trƣơng của Chính phủ, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phù hợp, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội đƣợc duy trì ổn định, cơ bản
hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, tăng trƣởng GRDP đạt khá.
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) năm 2016 ƣớc đạt 53.900 tỷ đồng, tăng 9,04% so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ƣớc đạt 77.050 tỷ đồng, đạt 91,2% kế hoạch, tăng 15,3% so với năm trƣớc. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ƣớc đạt 1.300 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 1.115 triệu USD, đạt 85,4% kế hoạch năm, tăng 3,2% so với năm 2015. Doanh thu vận tải ƣớc đạt 8.713 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm trƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2016 ƣớc đạt 50.627 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 11,3% so với năm 2015. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) ƣớc tăng 12,3% so với năm 2015. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ƣớc đạt 2.048 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 3,6% so với cuối năm 2015.
Năm 2016, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 59 chi nhánh TCTD và 245 phòng giao dịch với sự đa dạng về loại hình hoạt động và hình thức pháp lý (14 Chi nhánh NHTM Nhà nƣớc và Cổ phần Nhà nƣớc chi phối, 01 ngân hàng Chính sách xã hội, 37 Chi nhánh NHTM cổ phần, 02 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh, 02 Chi nhánh Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 02 Chi nhánh công ty tài chính, 01 Chi nhánh công ty cho thuê tài chính).
Thị trƣờng tín dụng ngày càng phát triển, đòi hỏi các NHTM phải có các dịch vụ tín dụng đa dạng hơn, phức tạp hơn và chất lƣợng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Có thể nói, môi trƣờng cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gây gắt trên một thị phần không lớn.
b. Khách hàng
Đa số khách hàng tại VCCB ĐN là các doanh nghiệp và đây cũng là các KH có dƣ nợ vay chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng dƣ nợ toàn Chi nhánh. Đa số các KH doanh nghiệp vay đều có TSBĐ, tuy nhiên do tình hình bất động sản biến động mạnh và giá trị thanh khoản không cao chính vì điều này dẫn đến
rủi ro cho Chi nhánh trong trƣờng hợp TSBĐ giảm giá trị. Do đó định hƣớng của Chi nhánh sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm bổ sung nhƣ thế chấp hàng hóa, quyền đòi nợ…
c. Đối thủ cạnh tranh
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 59 chi nhánh TCTD, Tổng nguồn vốn Huy động vốn của khối NHTM Nhà nƣớc (bao gồm NH 100% vốn Nhà nƣớc, NH Cổ phần Nhà nƣớc chi phối và NH Nhà nƣớc mua lại) đạt 41.571 tỷ đồng, tăng 29,99% so với cuối năm 2015, chiếm 42,35% thị phần huy động vốn; huy động vốn khối NHTM cổ phần, liên doanh và 100% vốn nƣớc ngoài, TCTD khác đạt 56.587 tỷ đồng, tăng 21,06% với cuối năm 2015, chiếm 57,65% thị phần huy động vốn; Tổng dƣ nợ cho vay của khối NHTM Nhà nƣớc (bao gồm NH 100% vốn Nhà nƣớc, NH Cổ phần Nhà nƣớc chi phối và NH Nhà nƣớc mua lại) đạt 38.919 tỷ đồng, chiếm 41,14% tổng dƣ nợ; Dƣ nợ cho vay của khối NHTM Cổ phần, Ngân hàng liên doanh, NH 100% vốn nƣớc ngoài và các TCTD khác đạt 55.685 tỷ đồng, chiếm 58,86% tổng dƣ nợ. Trong đó: Hệ thống Ngân hàng quốc doanh chiếm khoảng 42% thị phần, 58% còn lại là hệ thống các Ngân hàng cổ phần liên doanh và công ty cho thuê tài chính.
Các TCTD thuộc khối quốc doanh luôn có lợi thế trong mọi thời điểm về cả hoạt động huy động vốn và cho vay, trong bối cảnh lãi suất huy động biến động bất thƣờng, tâm lý nhiều KH muốn tìm cho mình NH phát triển bền vững và ổn định để cất giữ tiền, do vậy các TCTD thuộc khối quốc doanh luôn là điểm đến tin cậy trong tâm lý KH. Lãi suất cho vay hấp dẫn hơn cũng là điều kiện để khối TCTD này thu hút nhiều đối tƣợng KH kinh doanh hiệu quả.
Mật độ các điểm giao dịch vẫn luôn tập trung ở 2 quận chính Hải Châu và Thanh Khê với các trục đƣờng chính nhƣ: Nguyễn Văn Linh, Hùng Vƣơng, Lê Duẩn, Điện Biên Phủ…các điểm giao dịch nằm sát cạnh nhau tại
các trục đƣờng chính của thành phố, Hai (02) quận chính của thành phố chiếm diện tích khoản 33,37 km2
và tỷ lệ các điểm giao dịch chiếm gần 50% của thành phố. Nhƣ vậy tại các trục đƣờng trung tâm thành phố cứ khoảng hơn 1 km2 thì có gần 5 điểm giao dịch ngân hàng.
Tóm lại, mức độ cạnh tranh của các NH trên địa bàn ngày càng khốc liệt đã gây nhiều khó khăn lớn cho Chi nhánh trên nhiều mặt hoạt động kinh doanh.