Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 74 - 75)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, VCCB ĐN linh hoạt trong xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Những giải pháp VCCB ĐN đã thực hiện trong thời gian qua là:

Thành lập bộ phận xử lý nợ xấu gồm 3 thành viên do Giám đốc Chi nhánh phụ trách tín dụng làm tổ trƣởng, 01 phó phòng và 01 cán bộ phòng Quản lý tín dụng. Bộ phận xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể và có

các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Bộ phận xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách toàn diện và liên tục.

Định hƣớng chung của VCCB ĐN trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng KH cụ thể. Chủ trƣơng của VCCB ĐN là thực hiện thƣơng lƣợng, phối hợp với KH trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai đƣợc nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các KH có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, VCCB ĐN kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cƣờng khả năng thu hồi nợ.

Với những nỗ lực của VCCB ĐN, nợ xấu đã đƣợc giảm thiểu đáng kể, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính. Đối với nợ xấu nội bảng, VCCB ĐN đã thực hiện phối hợp với KH bán TSBĐ, thu hồi đƣợc toàn bộ. Đồng thời sử dụng các giải pháp đồng bộ, uyển chuyển, cố gắng hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp nên đã nhận đƣợc sự hợp tác và phối hợp nhịp nhàng của KH trong công tác thu hồi nợ. Đến 31/12/2016, nợ xấu nội bảng đối với khách hàng doanh nghiệp của VCCB ĐN không đáng kể, chiếm tỷ lệ 0,61%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 74 - 75)