Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Bản Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 128)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Bản Việt

a. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn

- Nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận liên quan. Trƣớc hết, cần hoàn thiện quy trình cho vay KH, ban hành kịp thời, đầy đủ các quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng tƣơng ứng với mô hình hoạt động, những phƣơng thức cho vay và những đối tƣợng vay đặc thù, phù hợp với sự phát triển của hệ thống NH, đặc biệt những điểm mới về cho vay, nhƣ: Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phƣơng án xử lý rủi ro... nhằm phù hợp với Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc Quy định về hoạt động cho vay của

TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với KH.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng KH trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian qua, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ và là cơ sở áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ và trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế.

Ban hành văn bản quy định về quản lý hạn mức tín dụng đối với KH và một nhóm KH. Càng sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lƣợng hóa cụ thể mức độ rủi ro của KH cũng nhƣ mô hình xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của từng KH. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.

b. Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng

Ngân hàng có thể sử dụng thêm phƣơng pháp ƣớc tín tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (IRB) để đo lƣờng RRTD tại NH, xác định khả năng tổn thất tín dụng.

Ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo đó, các NH sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề RRTD, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Ngân hàng xác định các biến số PD - Probability of Default: xác suất KH không trả đƣợc nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ƣớc tính;

EAD: Exposure at Default - tổng dƣ nợ của KH tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ. Thông qua các biến số trên, NH sẽ xác định đƣợc EL: Expected Loss - tổn thất có thể ƣớc tính.

Hệ thống này hỗ trợ NH tính các yếu tố của RRTD tuân thủ các yêu cầu của Basel II về RRTD theo IRB (IRB: Intenal Rating Based Approach – phƣơng pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ). Tất cả các dữ liệu để xây dựng và vận hành hệ thống (bao gồm dữ liệu thô và dữ liệu đƣợc tính toán)

1. Xác suất ngƣời vay không trả đƣợc nợ? Xác suất ngƣời vay không trả Tổn thất khi phát sinh nợ xấu 2. Dƣ nợ sẽ là bao nhiêu

khi ngƣời vay không trả

3. Ngân hàng sẽ mất bao

nhiêu khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ?

phải đƣợc chiết xuất từ hệ thống nguồn có liên quan (gồm hệ thống khởi tạo khoản vay, hệ thống core banking, hệ thống thẻ tín dụng và hệ thống thu hồi nợ xấu) với tần suất hàng ngày, hàng tháng và đƣợc lƣu trữ trực tuyến trong hệ thống thông tin quản lý (MIS) và kho dữ liệu doanh nghiệp trong vòng ít nhất 7 năm nhằm hỗ trợ các yêu cầu về đo lƣờng các yếu tố của RRTD.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ƣớc tính đƣợc tính toán dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LGD

Phụ thuộc ngƣời vay Phụ thuộc cơ cấu hạn mức tín dụng Hình 3.1. Sơ đồ ước tính tổn thất tín dụng

Chúng ta sẽ xem xét lần lƣợt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của KH, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi đƣợc. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán đƣợc nợ trong vòng một năm của KH, NH phải căn cứ vào số liệu dƣ nợ của KH trong vòng ít nhất là 5 năm trƣớc đó. Những dữ liệu đƣợc

Dự kiến tổn thất vì nợ xấu EL (VND ) PD (%) Dƣ nợ vay lúc phát sinh nợ xấu EAD (VND) ) LGD (%)

phân theo 3 nhóm sau:

Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của KH cũng nhƣ các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.

Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng của ngành…

Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tƣợng báo hiệu khả năng không trả đƣợc nợ cho NH nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, NH nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính đƣợc xác xuất không trả đƣợc nợ của KH.

Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dƣ nợ của KH tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD đƣợc xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả đƣợc nợ, KH thƣờng có xu hƣớng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức đƣợc cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD nhƣ sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân.

Trong đó: LEQ - Loan Equivalent Exposure: là tỷ trọng phần vốn chƣa sử dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc KH rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ.

“LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân: Chính là phần dƣ nợ KH rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân.

Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi KH không trả đƣợc nợ, đó là lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán và các

chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

Tỷ trọng tổng thất ƣớc tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà KH trả và các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Việc tính toán LGD có thể dựa trên 2 phƣơng pháp:

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trƣờng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi các khoản tín dụng có thể đƣợc mua bán trên thị trƣờng. Giá trị này đƣợc tính trên cơ sở ƣớc tính của thị trƣờng bằng phƣơng pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi đƣợc của khoản vay trong tƣơng lai.

Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả đƣợc nợ. NH sẽ ƣớc tính các luồng tiền trong tƣơng lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi đƣợc luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này.

Nhƣ vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, NH sẽ xác định đƣợc EL - tổn thất ƣớc tính của các khoản cho vay.

c. Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro của tài sản bảo đảm

Là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các rủi ro liên quan đến TSBĐ (gồm rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý, rủi ro hƣ hỏng, giảm giá trị của TSBĐ) cần đƣợc nhận diện, đo lƣờng, giám sát và quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD, cụ thể: (1) Thực hiện chấp điểm TSBĐ để làm căn cứ nhận hay từ chối TSBĐ và quyết định tỷ lệ cấp tín dụng phù hợp trên giá trị TSBĐ của KH; (2) Quy trình cho vay của TCTD xác định rõ trách nhiệm của CBTD phải yêu cầu cung cấp thông tin về TSBĐ khi thẩm định, xem xét việc cấp tín

dụng và trong hồ sơ vay vốn phải có văn bản cung cấp thông tin xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

d. Triển khai thực hiện Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc triển khai Hiệp ước Basel II

Theo tinh thần của công văn này, 10 NHTM 2

đƣợc lựa chọn sẽ thực hiện tuân thủ Basel II theo các phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến vào cuối năm 2018 và theo phƣơng pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2015, sau khi cả 10 NH này hoàn thành việc thí điểm sẽ triển khai Basel II đến với các NHTM còn lại.

Ngân hàng TMCP Bản Việt chƣa nằm trong danh sách đƣợc NHNN lựa chọn để thí điểm triển khai Basel II cũng cần phải rà soát lại hoạt động và có kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai Basel II trong thời gian tới (cụ thể là cuối năm 2018) đặc biệt tập trung vào mãng hệ thống thông tin quản lý (nâng cấp, hoàn thiện hệ thống) nhằm chuẩn hóa hệ thống dữ liệu thông tin NH, một yếu tố quan trọng không thể thiếu có tác động đến sự thành bại của việc triển khai Basel II.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã đƣa ra một số khuyến nghị hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại đơn vị. Bên cạnh đó đề xuất, khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các Cơ quan chức năng và Hội sở VCCB nhằm hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh để Ngân hàng TMCP Bản Việt - ĐN thành công hơn nữa trong công tác quản lý RRTD trong cho vay doanh nghiệp của mình.

2 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, Ngân hàng TMCP Quốc Tế, Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh, các NH luôn phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là RRTD - đây là loại rủi ro ảnh hƣởng lớn trong hoạt động kinh doanh nhƣng lại khó lƣờng nhất, ảnh hƣởng tiêu cực đến mục tiêu cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của NH. Trong năm qua các NH Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do RRTD gây ra, ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín và tài sản của NHTM. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, các NH ngày càng chú trọng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và theo thông lệ quốc tế song để đạt đƣợc điều đó, cần những yếu tố đảm bảo công tác quản trị RRTD thành công trong đó, một cơ cấu tổ chức quản trị RRTD chặt chẽ, có sự triển khai và giám sát liên tục đóng vai trò rất lớn mang tính quyết định đảm bảo mục tiêu RRTD của NHTM. Bám sát vào mục tiêu đó, Đề tài đã hoàn thành đƣợc các nội dung sau:

Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về RRTD trong cho vay tại NHTM; khái niệm, đặc điểm, phân loại, nhân tố ảnh hƣởng, nguyên nhân và hậu quả của RRTD; vai trò, tiêu chí đánh giá và nội dung Quản trị RRTD trong NHTM.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VCCB ĐN; đồng thời đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế cùng với các nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VCCB ĐN.

Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị đối với VCCB ĐN, NHNN Việt Nam, các Cơ quan chức năng và Hội sở VCCB nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại VCCB ĐN.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Tiếp tục nghiên cứu công tác

nhánh Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2020./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh, Ths. Lê Phƣơng Dung (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2016), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại.

[3] TS. Nguyễn Thùy Dƣơng (2016), “Phân tích định lƣợng đối với nợ xấu tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (6), tr.18-25. [4] Lê Thị Kim Đính (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Luận văn thạc sĩ khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[5] Phi Hồng Hạnh (2015), “Đánh giá khả năng trả nợ của Doanh nghiệp bằng ứng dụng mô hình Logit”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, (155), tr. 45-51.

[6] MPA. Dƣơng Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

[7] PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

[8] TS. Trƣơng Thị Hoài Linh (2014), “Tài sản có rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 26-22.

[9] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

[10] PSG.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[11] PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung, Ths. Nguyễn Trung Kiên (2016), “Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và những điều cần

lƣu ý”, Tạp chí Ngân hàng, (13), tr. 9-15.

[12] TS. Lê Thị Kim Nga (2015), “Một số ý kiến nhận xét về Hệ thống quản lý rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng

(18), tr. 15-19.

[13] Ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo của các phòng nghiệp vụ tại VCCB - Chi nhánh Đà Nẵng (2014-2016).

[14] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Chi nhánh thành phố Đà Nẵng (2016),

Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng thành phố Đà Nẵng năm 2016.

[15] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và những sửa đổi bổ sung trong Thông tƣ số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014.

[16] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng;

[17] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Công văn số 1601/NHNN- TTGSNH về việc triển khai Hiệp ƣớc Basel II.

[18] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2009), Sổ tay Thanh tra trên cơ sở rủi ro.

[19] Ths. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2011), “Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (10), tr. 25-31.

[20] TS. Phạm Hữu Hồng Thái (2015), “Sử dụng mô hình Raroc để quản trị rủi ro tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, số 8, tr. 26-31.

[21] Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2014), “Hoạt động xếp hạng tín dụng tại CIC góp phần quan trọng vào công tác Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM”, Tạp chí Ngân hàng, (18), tr. 38-39.

[22] Ths. Nguyễn Văn Thọ; Ths. Nguyễn Ngọc Linh (2015), “Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II”, Tạp chí Ngân hàng, (18), tr. 31-34.

[23] Lê Tuấn (2015), “Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam: Nỗ lực thúc đẩy triển khai theo đúng lộ trình thực hiện Basel II”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr. 38-39.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 128)