Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 74)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các CBTD tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn đƣợc quán triệt đến từng cán bộ Chi nhánh. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do phòng Quan hệ khách hàng, các phòng giao dịch thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với KH, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi; mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của bộ phận xử lý nợ rất hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện RRTD của VCCB ĐN mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi có dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn, KH có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…) khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn vay còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do KH cung cấp, đặc biệt là KH ở xa…

Để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, VCCB ĐN luôn yêu cầu KH phải mua bảo hiểm khi đầu tƣ dự án. Giải pháp này đã phát huy tác dụng đáng kể khi thiên tai xảy ra, vốn rất thƣờng xuyên ở miền Trung, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất vốn vay.

Bảng 2.12. Số lượng khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm ĐVT: Triệu đồng Ngành 2014 2015 2016 Số lƣợng Số tiền Số lƣợng Số tiền Số lƣợng Số tiền Đầu tƣ dự án 0 0 1 26.000 2 45.000 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCCB ĐN)

Bên cạnh đó, tăng cƣờng cho vay có bảo đảm bằng tài sản góp phần hạn chế rủi ro tổn thất xảy ra đáng kể. Phƣơng án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD mà thẩm định tín dụng không thể lƣờng hết đƣợc. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của KH với NH. Do đó VCCB ĐN tăng cƣờng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: Thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay…Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hƣớng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bảng 2.13. Giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ so với dư nợ vay

ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng dƣ nợ vay

Cho vay có có tài bảo đảm

Cho vay không có có tài bảo đảm Tỷ lệ dƣ nợ vay có TSBĐ 2014 348.114 311.562 36.552 89,50% 2015 512.262 448.742 63.620 87,60% 2016 623.986 574.691 49.295 92,1% (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCCB ĐN)

Biện pháp cuối cùng để giảm thiểu rủi ro tổn thất là VCCB ĐN sử dụng biện pháp trích lập quỹ dự phòng RRTD. VCCB ĐN thực hiện trích lập dự

phòng RRTD theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và những sửa đổi bổ sung trong Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014. Đồng thời VCCB ĐN thực hiện phân loại và trích lập dự phòng RRTD theo Quyết định số 94/15/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2015 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt về việc ban hành quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ cam kết ngoại bảng. Bảng 2.14. Trích lập dự phòng tín dụng qua ba năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng dƣ nợ quy VND 348.114 512.262 623.986 Dự phòng chung 2.564 3.811 4.651 Dự phòng cụ thể 1.435 1.218 1.116 Tổng giá trị dự phòng 3.999 5.029 5.767 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCCB ĐN)

Trƣờng hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích thì VCCB ĐN thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)