Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 99 - 101)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

a. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (CIC)

CIC cũng cần tiếp tục nghiên cứu phƣơng pháp xếp hạng, nâng cao chất lƣợng báo cáo xếp hạn tín dụng, nắm bắt công nghệ để theo kịp với các chuẩn

mực, thông lệ quốc tế và ngày càng phù hợp với thực tế ở Việt Nam. CIC cần định hƣớng mở rộng hoạt động xếp hạn tín dụng tăng độ bao phủ xếp hạn tín dụng trong nền kinh tế, hƣớng đến 100% các doanh nghiệp đều đƣợc đánh giá xếp hạng trong tƣơng lai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xếp hạn tín dụng cho các TCTD, góp phần giảm thiểu RRTD, hỗ trợ cho các NHTM trong hoạt động nghiên cứu và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại các TCTD, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các chính sách vĩ mô, giữ ổn định hệ thống NH.

b. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Nâng cao chất lƣợng hoạt động phân tích giám sát từ xa thông qua các nội dung: Phƣơng thức giám sát nên đƣợc chuyển sang giám sát rủi ro; hoàn thiện nội dung và quy trình giám sát; từng bƣớc xây dựng và phát triển kho thông tin dữ liệu, cập nhật tình hình hoạt động thanh tra, giám sát tại chỗ, giám sát từ xa, kết quả kiểm toán độc lập, thông tin báo cáo từ hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ trong việc xây dựng các sản phẩm giám sát. Nâng cao chất lƣợng thanh tra tại chỗ qua các nội dung: Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, đề cƣơng thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra; hoàn thiện khâu nhận định, đánh giá tồn tại sai phạm phát hiện trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp; đảm bảo kết luận thanh tra có chất lƣợng, hiệu quả trong giai đoạn kết thúc thanh tra; Chú trọng công tác theo dõi việc chỉnh sửa theo kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra giám sát.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho TTGSNH; có chƣơng trình ƣu tiên đào tạo một số cán bộ chuyên sâu, trở thành chuyên gia về quản trị NH và thanh tra giám sát trong khuôn khổ chƣơng trình đào tạo chuyên gia của NHNN và dự án hỗ

trợ kỹ thuật của nƣớc ngoài về tài chính quản trị NH. Đồng thời trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kỹ thuật làm việc. Có bộ phận chuyên gia có kinh nghiệm hƣớng dẫn thƣờng xuyên và nắm bắt những vƣớng mắc trong công tác giám sát từ xa định kỳ tại chi nhánh cho đội ngũ thực hiện giám sát, phân tích từ xa.

c. Chia sẽ thông tin giữa các Ngân hàng

Nhằm hƣớng tới văn hóa chia sẽ thông tin giữa các NH một cách tự nguyện, vai trò tham gia ban đầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc đặc biệt là NHNN là rất quan trọng, có tác dụng lôi kéo sự có mặt đầy đủ của các nhà lãnh đạo NH. Hình thức tổ chức có thể là các buổi tọa đàm định kỳ hoặc thành lập câu lạc bộ các nhà quản trị rủi ro NH hoặc mở diễn đàn online…giữa những ngƣời đứng đầu các NHTM. Ngoài ra, NHNN cũng có thể nghiên cứu, xây dựng kho dữ liệu của toàn ngành NH, giúp mỗi NH dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin về rủi ro để từ đó có phƣơng án phòng tránh hiệu quả cho NH mình.

d. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết về mặt yêu cầu nội dung nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai Basel II để các NHTM căn cứ thực hiện cũng nhƣ có lộ trình triển khai phù hợp, để vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho NH Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 99 - 101)