Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 69)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách quản trị rủi ro tín dụng

VAY DOANH NGHIỆP TẠI VCCB ĐN

2.3.1. Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách quản trị rủi ro tín dụng dụng

VCCB ĐN cũng tuân thủ các yêu cầu về chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các quy trình tín dụng của VCCB. Chính sách quản lý rủi ro của VCCB quy định những nội dung cơ bản trong việc quản lý toàn diện các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của NH nhằm mục tiêu:

Đảm bảo hoạt động NH an toàn; tối thiểu hóa tổn thất xảy ra. Đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lƣờng và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro.

a. Chính sách quản lý rủi ro

Hội sở VCCB đã có Quyết định số 92/15/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2015 về việc ban hành Quy định Quản lý rủi ro tín dụng của VCCB, nhằm mục đích:

Chính sách quản lý RRTD đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt là một trong những căn cứ quan trọng để NH xây dựng chính sách tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ.

Chính sách quản lý RRTD là một trong những công cụ quan trọng để quản lý RRTD trong toàn hệ thống NH một cách bài bản, thống nhất và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận đƣợc, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu

các thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của NH. Góp phần nâng cao uy tín, vị thế của NH trong cạnh tranh và tạo niềm tin cho KH, đối tác; đồng thời tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho NH.

b. Thẩm quyền xét tín dụng tại VCCB ĐN

Thẩm quyền xét tín dụng tại VCCB ĐN thực hiện theo Quyết định số 187/2015/QĐ-TGĐ của Tổng Giám đốc VCCB về việc ban hành Quy định phân quyền phán quyết cấp tín dụng áp dụng cho cá nhân và đơn vị VCCB.

Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại Chi nhánh do Tổng Giám đốc quy định và các mức phán quyết thay đổi tùy theo chính sách tín dụng trong từng thời kỳ. Giám đốc Chi nhánh đƣợc quyết định cấp tín dụng, ký hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan đến việc cấp tín dụng.

c. Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

VCCB ĐN thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN Việt Nam ban hành kèm theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và những sửa đổi bổ sung trong Thông tƣ số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014; đồng thời thực hiện theo quy định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt ban hành kem theo Quyết định số 94/15/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2015 về việc ban hành quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ cam kết ngoại bảng. Các quy định này phù hợp với quy định của NHNN trong từng thời kỳ và đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cƣờng phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lƣợng và RRTD.

công tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.

2.3.2. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng RRTD là một quá trình kể từ khi KH đặt quan hệ tín dụng cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với NH. Do đó, việc nhận dạng rủi ro là một quá trình liên tục, trƣớc, trong và sau khi cho vay. Công tác nhận dạng RRTD của VCCB ĐN đối với KH luôn tuân thủ theo các quy trình cấp tín dụng đối với KH do VCCB ban hành. Phân tích và thẩm định tín dụng là bƣớc đầu tiên quan trọng trong nội dung quản trị rủi ro tín dụng, nhằm nhận dạng các loại rủi ro ban đầu có thể xảy ra để kịp thời né tránh hoặc có biện pháp phòng ngừa.

a. Bộ máy tổ chức cấp tín dụng

Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng của VCCB ĐN có các Phòng nghiệp vụ tại chi nhánh (Phòng Quan hệ Khách hàng, Phòng quản lý tín dụng, bộ phận xử lý nợ) và các Phòng Giao dịch, Giám đốc phụ trách công tác tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. CBTD phòng quản lý tín dụng kiêm Bộ phận xử lý nợ (có 2 cán bộ). Số lƣợng và trình độ cán bộ làm công tác tín dụng tại VCCB ĐN nhƣ sau:

Bảng 2.10. Số lượng và trình độ của CBTD tại VCCB ĐN

STT Tên phòng Số lƣợng Trình độ Sau ĐH ĐH CĐ, THCN 1 Phòng Quan hệ khách hàng 7 7 2 Phòng quản lý tín dụng 5 5 3 Các Phòng giao dịch 8 8 Tổng 20 20 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCCB ĐN)

Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của Chi nhánh có trình độ chuyên môn, đƣợc đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên đa số cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều, cán bộ công tác thâm niên trong NH còn thấp so với tỷ lệ cán bộ nhân viên, ngoài ra chƣa có cán bộ đạt trình độ sau đại học.

b. Quy trình cấp tín dụng

Hiện nay, VCCB ĐN thực hiện cho vay theo Quyết định số 166/2015/QĐ-TGĐ ngày 31/7/2015 của Tổng Giám đốc VCCB về việc ban hành Quy định cho vay khách hàng tổ chức và Quyết định số 182/2015/QĐ- TGĐ ngày 31/7/2015 của Tổng Giám đốc VCCB về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng khách hàng tổ chức và cá nhân.

Phòng Quan hệ khách hàng: Nơi tiếp nhận tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với KH, lập báo cáo thẩm định đề xuất tín dụng trình Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh thông qua trƣờng hợp trong hạn mức tín dụng. Nếu vƣợt hạn mức, lập hồ sơ trình Hội sở chính phê duyệt theo thẩm quyền.

Phòng Quản lý tín dụng: Thực hiện soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định…theo dõi các điều kiện tuân thủ cấp tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng.

Công tác thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay sẽ đƣợc thực hiện theo quy định của Hội sở VCCB. Về cơ bản công tác cấp tín dụng đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)