Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty hoàng anh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Nhƣ đã nói, nội dung quan trọng khi đề cập đến chất lƣợng nguồn nhân lực là năng lực của NNL đó. Khi nói đến năng lực, điều đầu tiên phải đƣợc xem xét là Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành, một nghề nhất định. Nồ trang bị những kiến thức mới, và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho ngƣời lao động.

Trình độ chuyên môn là những điều hiểu biết có đƣợc hoặc do từng trải, hoặc nhờ học tập. Trình độ chuyên môn gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiêu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (về một lĩnh vực đặc trƣng nhƣ kế toán tài chính.) và kiến thức đặc thù (những kiến thức đặc

trƣng mà ngƣời lao động trực tiếp tham gia hoặc đƣợc đào tạo) [8, tr.265 - 266]

Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật là nâng cao kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết đê đảm đƣơng các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát triển, nâng cao kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có đƣợc, thông qua đào tạo. Cho nên bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải coi trọng công tác đào tạo. Và, ngƣợc lại, đào tạo phải đáp ứng cho đƣợc yêu cầu này. [8, tr.266]

Tiêu chí để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đánh giá qua khối lƣợng và trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc gia tăng qua từng thời kỳ của từng cá nhân cũng nhƣ của từng tổ chức, doanh nghiệp;

- Tốc độ tăng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ qua từng thời kỳ của từng loại lao động cũng nhƣ của tổng số;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn đƣợc biểu hiện ở tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong tổng số cũng nhƣ từng loại lao động.

Trong doanh nghiệp, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngƣời lao động có thể bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, có đủ năng lực cần thiết đảm đƣơng các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, yêu cầu ngƣời lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Có nhƣ vậy, ngƣời lao động mới có thể làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các công cụ, phƣơng tiện lao động hiện

đại, tiên tiến. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực chỉ có đƣợc thông qua đào tạo và bồi dƣỡng, vì vậy muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty hoàng anh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)