Các nhân tố bên trong của tổchức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty hoàng anh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên trong của tổchức

a. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Suy cho cùng thì phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức là nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển của tổ chức đƣợc cụ thể hóa trong chiến lƣợc phát triển. Do vậy, chiến lƣợc phát triển của danh nghiệp có vai trò quyết định tới phát triển nguồn nhân lực. Vai trò này thể hiện ở chỗ quyết định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực.

Tóm lại, chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ kế hoạch SXKD của tổ chức, doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở các điều kiện bên ngoài và bên trong của tổ chức, doanh nghiệp. Đến lƣợt mình, chiến lƣợc phát triển và kế hoạch SXKD lại làm cơ sở để hoạch định phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực về số lƣợng, cơ cấu, yêu cầu năng lực và đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

b. Nhân tố quản lý

Quản lý nói chung, quản lý phát triển nguồn nhân lực nói riêng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển. Đội ngũ cán bộ, nhân viên doanh nghiệp đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, vững về chính trị, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có trí tuệ, tƣ duy đổi mới và năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị để tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ

Quản lý phát triển nguồn nhân lực là quản lý các thay đổi về con ngƣời và tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động SXKD là một trong những chức năng quan trọng của quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Nhƣng trực tiếp hơn, nhân tố quản lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều phối thực hiện các nội dung từ hoạch định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

c. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng rất lớn đến thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên, đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi nguồn tài chính của tổ chức suy giảm, nhà quản lý sẽ xem xét đến việc cắt giảm các chi phí, trong đó có chi phí phát triển nguồn nhân lực. Ngƣợc lại, khi nguồn tài chính có điều kiện thuận lợi, nhu cầu về mở rộng quy mô các lĩnh vực hoạt động, đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng theo đó tăng lên. Lúc này nhà quản lý sẽ phải xem xét nâng cao chi phí giành cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

d. Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp

Đƣợc phản ánh qua các yếu tố dây chuyền công nghệ sản xuất, mạng lƣới nhà máy, quy mô sản xuất, khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, giá thành sản xuất, sự đa dạng hóa dịch vụ,...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty hoàng anh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40 - 41)