Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV yuri ABC đà nẵng (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3 Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)

Adams (1963) cho rằng nhân viên có xu hƣớng đánh giá sự công bằng bằng của họ so với những đồng nghiệp trong công ty. Nếu kết quả của sự so sánh đó là bằng nhau thì họ sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực và hiệu suất làm việc của mình. Nếu thù lao nhận đƣợc vƣợt quá mong đợi của họ, họ sẽ có xu hƣớng gia tăng công sức của mình và ngƣợc lại nếu thù lao họ nhận đƣợc thấp hơn so với đóng góp của họ, họ sẽ có xu hƣớng giảm bớt nỗ lực hoặc tìm các giải pháp khác nhƣ vắng mặt trong giờ làm việc hoặc thôi việc (Pattanayak, 2005). Một nhân viên không thể có động lực làm việc nếu họ nhận ra rằng mình bị đối xử không công bằng.

Ngƣời lao động trong tổ chức luôn muốn đƣợc đối xử một cách công bằng:

- Công bằng cá nhân: so sánh những đóng góp cống hiến của mình với

những đãi ngộ và phần thƣởng nhận đƣợc.

- Công bằng xã hội: so sánh đóng góp, cống hiến, đãi ngộ và phần

thƣởng của mình với những ngƣời khác.

Khi so sánh, đánh giá đóng góp, cống hiến với những đãi ngộ và phần thƣởng của mình có thể có ba trƣờng hợp xảy ra:

+ Nếu ngƣời lao động cho rằng họ đƣợc đối xử không tốt, phần thƣởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ sẽ

làm việc không hết khả năng của họ và thậm chí họ sẽ ngừng việc.

+ Nếu ngƣời lao động tin rằng họ đƣợc đối xử đúng, phần thƣởng và đãi ngộ là tƣơng xứng với công sức của họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất nhƣ cũ.

+ Nếu ngƣời lao động nhận thức rằng phần thƣởng và đãi ngộ là cao hơn so với điều mà họ mong muốn họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn. Trong trƣờng hợp này, họ có xu hƣớng giảm giá trị của phần thƣởng, không coi trọng phần thƣởng và do đó về lâu về dài phần thƣởng sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích.

Vận dụng thuyết công bằng của Adams: để tạo động lực làm việc cho công nhân, nhân viên cần tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức. Loại bỏ sự bất công bằng cách trả lƣơng thƣởng dựa trên đóng góp; tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho ngƣời có năng lực, thành tích ngang nhau. Tiêu chí và cách đánh giá kết quả làm việc cần đƣợc công bố, minh bạch để công nhân viên so sánh đúng cách. Luôn khen thƣởng cho các thành tích tốt và công nhân viên cần phải biết đƣợc những đóng góp nào cần thiết để có đƣợc các quyền lợi mong muốn nào đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV yuri ABC đà nẵng (Trang 30 - 31)