Tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trƣờng làm việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV yuri ABC đà nẵng (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2 Tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trƣờng làm việc

góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ngƣời lao động, do đó sẽ làm tăng động lực làm việc của ngƣời lao động. Trong hệ thống nhu cầu của Maslow, phúc lợi nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Do đó các doanh nghiệp biết vận dụng và khai thác tốt các chính sách phúc lợi sẽ có tác động động viên ngƣời lao động trong công việc, đặc biệt là các phúc lợi tự nguyện có hiệu quả nâng cao động lực lao động.

Qua các chƣơng trình phúc lợi có thể thấy đây cũng là một công cụ tạo động lực có hiệu quả, tác động đến NLĐ trong tổ chức. Các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt các chƣơng trình phúc lợi sẽ thể hiện sự quan tâm tới ngƣời lao động, góp phần tạo động lực cho NLĐ, khuyến khích họ yên tâm làm việc và làm việc có hiệu quả.

1.3.2 Tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trƣờng làm việc việc

Điều kiện và môi trƣờng làm việc bao gồm rất nhiều yếu tố : máy móc, thiết bị phục vụ cho lao động, bầu không khí trong tập thể, văn hoá công ty, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, chính sách về nhân sự, yêu cầu của công việc...

Tạo điều kiện và môi trƣờng làm việc thuận lợi đó là tạo ra các điều kiện về công nghệ, máy móc, thiết bị tốt để phục vụ cho lao động. Tạo ra bầu không khí thoải mái trong tập thể, tạo ra văn hoá tổ chức lành mạnh, tổ chức phục vụ nơi làm việc theo đúng yêu cầu của công việc, mọi ngƣời giúp đỡ tƣơng trợ lẫn nhau...Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời lao động tiến hành quá trình lao động, để quá trình đó diễn ra liên tục, nhịp nhàng

và tạo hứng thú tích cực cho ngƣời lao động, để ngƣời lao động cảm thấy đƣợc tôn trọng, đƣợc phát huy hết tiềm năng của mình

Tạo điều kiện và môi trƣờng làm việc thuận lợi, giúp ngƣời lao động có nhiều khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian lãng phí không cần thiết, tạo ra sự thoải mái trong công việc từ đó ngƣời lao động sẽ cảm thấy hứng thú hơn với công việc, với tổ chức.

Bởi vì mỗi con ngƣời luôn bị chi phối của môi trƣờng sống, môi trƣờng làm việc. Ngƣời lao động sẽ không thể làm việc tốt nếu các điều kiện và môi trƣờng làm việc không tốt, điều đó sẽ gây ra tâm lý chán nản, họ cảm thấy công việc ngƣng trệ, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của họ. Ngƣời lao động sẽ không có hƣng phấn để làm việc, ngƣợc lại nếu điều kiện và môi trƣờng làm việc tốt là điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động hăng say làm việc và làm việc đạt hiệu quả công việc cao

Đối với lao động gián tiếp, lao động quản lý, môi trƣờng làm việc chi phối mạnh mẽ đến kết quả hoạt động, sự căng thẳng trong công việc, bầu không khí không lành mạnh là nguyên nhân làm giảm hiệu suất hoạt động, đôi khi mang đến những quyết định sai lầm. Do đó ngƣời quản lý cần quan tâm đến điều kiện và môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động đó là nhân tố tạo ra sự hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tạo hƣng phấn trong công việc.

1.3.3 Tạo động lực lao động thông qua đào tạo, phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng hợp những hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của ngƣời lao động.

Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ đƣợc xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần

phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho ngƣời lao động, xây dựng chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời lao động, bù đắp đƣợc những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của ngƣời lao động. Đối với ngƣời lao động, việc đƣợc đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng thực hiện công việc của họ. Thông qua đó, quá trình thực hiện công việc của họ nhanh hơn, hiệu quả hơn có thể giúp họ có đƣợc mức thu nhập cao hơn, đóng góp và nhận về những giá trị lớn hơn từ tổ chức. Khi hoạt động đào tạo và phát triển đƣợc tổ chức cho ngƣời lao động , ngƣời lao động sẽ tin tƣởng hơn vào những chiến lƣợc phát triển lâu dài và sự phát triển bền vững của tổ chức. Ngƣời lao động cũng có thể tin tƣởng vào những cơ hội thăng tiến dành cho họ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV yuri ABC đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)