Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 80 - 83)

III Lợi nhuận kinh

4.3.6Các giải pháp khác

- Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương, bám sát qui hoạch phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa

phương để chọn hướng mở rộng tín dụng phù hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người dân, đồng thời mang lại hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

- Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là công tác tín dụng thường xuyên có mối liên quan đến các cơ quan, ban ngành như: Tài nguyên môi trường, công chứng, cơ quan thuế, kế hoạch đầu tư, tòa án, thi hành án, công an, UBND các cấp...

- SHB Hồ Chí Minh cần thiết lập mối quan hệ tốt với các cơ quan này để hỗ trợ trong công tác thu thập các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt cho vay và phát triển khách hàng.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng và đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng để gia tăng nguồn thu dịch vụ. Nhân viên ngân hàng nói chung và nhất là cán bộ quản lý khách hàng cần nắm vững đặc điểm tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tại SHB Hồ Chí Minh để sẵn sàng tư vấn và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ và tăng nguồn thu cho SHB Hồ Chí Minh. SHB Hồ Chí Minh chủ động giao khoán chỉ tiêu về dịch vụ cho các phòng tổ tại đơn vị.

- Bộ phận điện toán tại SHB Hồ Chí Minh cần nghiên cứu các chương trình tiện ích hỗ trợ công tác thông tin báo cáo, hạn chế việc cán bộ nghiệp vụ thực hiện báo cáo thủ công quá nhiều, tốn thời gian thay vì dành thời gian cho công tác tiếp thị, tìm kiếm mở rộng nền khách hàng, tăng trưởng tín dụng, dịch vụ, ....

- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao chất lượng, phong cách, thái độ phục vụ khách hàng nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ và đảm bảo an toàn hiệu quả cho ngân hàng.

- Cần quan tâm hơn nữa công tác marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ của SHB nhằm thu hút thêm khách hàng mới. Đồng thời thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống của SHB nhân dịp lễ, tết, sinh nhật, ngày thành lập, ngày Quốc tế Phụ nữ.... nhằm củng cố lòng trung thành của khách hàng, mang lại lợi ích cho SHB.

- Hiện tại, SHB đã ban hành quy định áp dụng cơ chế chi hoa hồng môi giới cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp đối với hoạt động của SHB. Do đó, SHB Hồ Chí Minh

cần sớm nghiên cứu và triển khai áp dụng tại đơn vị nhằm tận dụng tối đa các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng, HĐV, dịch vụ cũng như trong công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ xử lý thu hồi các loại nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị mình.

- Tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của SHB kèm với nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo hình ảnh chuyên nghiệp, năng động.

- Điều chỉnh lại các sản phẩm tiết kiệm với các kỳ hạn, phương thức linh hoạt, phù hợp với nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng cùng với gia tăng các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh khai thác nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn của các công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn bởi đây là nguồn vốn dồi dào và đầy tiềm năng.

- Ban hành phổ biến quy trình, quy định đến cán bộ nhân viên, đảm bảo chuẩn hóa việc thực hiện nghiệp vụ tuân thủ theo quy định chung của hệ thống. Quy trình phải chặt chẽ, rõ ràng, phân định được trách nhiệm các bộ phận, tránh sự chồng chéo, hiểu nhầm, hiểu sai dẫn đến sai phạm khi tác nghiệp và gây rủi ro, thất thoát cho ngân hàng. Đồng thời tăng cường tính chủ động, gia tăng trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong công việc.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro: chủ động phân tán rủi ro thông qua hình thức đa dạng hơn các ngành nghề cho vay, không tập trung vào một vài nhóm ngành cho vay. Cần tránh cho vay nhóm ngành thuộc lĩnh vực có rủi ro cao, có dấu hiệu đầu cơ, có dấu hiệu bão hòa, sản xuất sản phẩm không có khả năng cạnh tranh.

- Công tác xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro phải được ưu tiên. Thu thập thông tin, xử lý kịp thời chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho cả hệ thống. Ví dụ: một khách hàng có vấn đề về thanh khoản thì với các đối tác của họ cũng phải được đánh giá lại về rủi ro.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn bằng cách tạo sự khác biệt. Sự khác có thể ở phân khúc thị trường, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, kênh phân phối, lãi suất.. .Tuy nhiên, sự khác biệt như thế sẽ không thể tồn tại lâu bởi tính dễ dàng sao chép của ngân hàng đối thủ cạnh tranh. Do đó, ngân hàng nên chú trọng sự khác biệt ở yếu tố con người, đây là yếu tố rất quan trọng để chiếm lĩnh được thị trường, thị phần. Dịch vụ

tốt, thái độ nhiệt tình và sự tư vấn chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ nhân viên sẽ giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các yếu tố trên còn góp phần gia tăng nhận diện hình ảnh thương hiệu cho SHB.

- Tăng trưởng, phát triển phải đi liền với đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 80 - 83)