Lạm phát (đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI)

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.

Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền. Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêu dùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt.

Lạm phát cũng có thể do tác động của yếu tố bên ngoài, do dòng tiền nước ngoài đổ vào trong nước nhiều dẫn đến thừa tiền, hoặc do giá của một số mặt hàng thiết yếu nào đó trên thế giới tăng, chẳng hạn như giá dầu thô tăng, dẫn đến các nước có nhập khẩu dầu sẽ tăng giá điện, cước phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng. Điện và cước phí vận chuyển là những chi phí đầu vào chủ yếu của tất cả các ngành hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.

Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, kể cả chính sách tăng lương của Chính phủ cũng có thể góp phần tác động đến lạm phát, vì khi tăng lương, người lao động thu nhập được nhiều tiền hơn và mạnh tay chi tiêu, mua sắm, cầu vượt cung. Ngay cả trong trường hợp các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đua nhau khuyến mãi, kích cầu làm cho thị trường tăng sức mua, tạo ra đòn bẫy cầu tăng vượt cung, dẫn đến thị trường tự điều tiết tăng giá góp phần gây ra lạm phát, nhất là thời điểm giáp tết.

Lạm phát tác động đến tăng trưởng cho vay thông qua lãi suất, từ đó tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Hiệu ứng Fisher quốc tế cho rằng tỷ lệ lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặc chẽ với nhau thông qua công thức:

(1+ Lãi suất danh nghĩa) = (1 + Lãi suất thực) * (1 + Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng) Công thức gần đúng là: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

kinh tế, từ đó tác động đến chi phí, thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.

Trong hầu hết các bài nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các quốc gia, là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của giỏ các hàng hóa và dịch vụ tính trên trọng số của tổng cục thống kê quốc gia và lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tín dụng như nghiên cứu của Vong và Chan (2009), nghiên cứu của Perry (1992).

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 28 - 29)