III Lợi nhuận kinh
3.3.1 Những kết quả đạt được
- Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của SHB.HCM ta có thể thấy rằng nhìn chung hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả, thể hiện qua lợi nhuận tín dụng tăng trưởng qua các năm.
- Tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức an toàn, và giảm mạnh qua các năm. Từ 2,10% năm 2014 giảm còn 0,38% tổng dư nợ năm 2017. Điều này cho thấy SHB.HCM rất quan tâm đến vấn đề nợ xấu, thận trọng trong công tác thẩm định tín dụng, đánh giá tốt năng lực trả nợ của khách hàng, luôn theo dõi, phân loại nợ đúng quy định, hạn chế tối đa nợ xấu ảnh hưởng đến lợi nhuận tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo quy định của NHNN.
- Hệ số rủi ro tín dụng của SHB.HCMduy trì tỷ lệ phù hợp. Cho vay ở mức trung bình 60% tài sản có. Điều này cho thấy chính sách thận trọng của ngân hàng trong việc sử dụng vốn luôn ở mức ổn định, ngân hàng luôn xem trọng không để xảy ra tình trạng báo động về năng lực cho vay, một mặt đảm bảo uy tín, chất lượng trong hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng, vừa đảm bảo giữ vững lợi nhuận tín dụng.
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đáng khích lệ, cuối năm 2017 đạt 6.987 tỷ đồng,tuy tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng cho thấy sự nổ lực của SHB.HCM trong những năm trở lại đây.
- Về tăng trưởng tín dụng, SHB.HCM đãký kết thành công hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn và tiềm năng như Tổng Công ty Xây Dựng Số 1 TNHH MTV (CC1), Công ty cổ phần Ô Tô Trường Hải, Tập đoàn Vingroup. Theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho SHB.HCM gia tăng khách hàng, phát triển dư nợ tín dụng, bán chéo sản phẩm dịch vụ.
- Số lượng khách hàng tăng vượt bậc, thống kê đến 31/12/2017, số lượng KH vay vốncá nhân đạt 790, khách hàng doanh nghiệp đạt 52 khách hàng, tổng số tài khoản vay,
bảo lãnh, LC là 2.380, đưa SHB.HCM lên top 5 chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ vào những yếu tố sau:
+ Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: Thời gian qua ngân hàng chủ trương phát triển
tín dụng, mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn, tích cực phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa danh mục nghành nghề vay vốn, ban hành nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn khuyến khích khách hàng vay vốn như các chương trình ‘ưu đãi lãi suất đồng hành cùng doanh nghiệp‘, ‘Chung sức cùng doanh nghiệp xuất khẩu‘...
+ Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực: Tín dụng trung dài hạn tăng lên
theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Năm 2015, đánh dấu cột mốc quan trọng khi SHB lần đầu tiên tham gia tài trợ dự án giao thông BOT và thuộc nhóm ba ngân hàng thương mại dẫn đầu về dư nợ cho vay các dự án BOT, BT giao thông. Khi đó SHB.HCM tài trợ cho dự án BOT Cầu Đồng Nai với tổng mức đầu tư lên đến 1.648 tỷ đồng, số tiền cam kết tài trợ của SHB.HCM là 600 tỷ đồng, nâng mức dư nợ SHB.HCM lên cao.
+ Chính sách lãi suất ưu đãi: Sau cuộc chiến chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng
làm lãi suất cho vay tăng cao ngất ngưỡng, gây sức ép lên các doanh nghiệp về khả năng trả nợ, dẫn đến sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp thì đến nay NHNN đã can thiệp và ổn định lại thị trường lãi suất. Mức lãi suất cho vay và huy động của ngân hàng những năm qua cũng được xây dựng một cách phù hợp, cạnh tranh. Nhiều chương trình ưu đãi lãi suất được ban hành và triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn và phát triển dư nợ tín dụng.
+ Chấm điểm xếp hạng tín dụng: Từ năm 2014 ngân hàng đã đưa phần mềm xếp
hạng tín dụng vào công tác thẩm định cho vay. Ngân hàng thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả phương án kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính, uy tín, mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để lựa chọn khách hàng cho vay. Nhờ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng ngân hàng đã có những đánh giá một cách khách quan đối với năng lực vay vốn của khách hàng.
+ Chính sách ưu tiên xử lý nợ xấu: Vấn đề nợ xấu luôn được ngân hàng chú tâm
hàng đầu, ngân hàng luôn tích cực xử lý nợ xấu theo nhiều hướng nên duy trì tỷ lệ nợ xấu ở tỷ lệ an toàn. Cụ thể ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp tục sử dụng vốn vay và trả nợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời và được đánh giá có khả năng kinh doanh hiệu quả, khả năng trả nợ tốt sau khi cơ cấu
nợ hay các chính sách miễn giảm lãi phạt, lãi quá hạn chỉ thu hồi nợ gốc đối với trường hợp khách hàng hoàn toàn mất khả năng thanh toán, mà ngân hàng đánh giá không có khả năng trả lãi nhằm đảm bảo thu hồi vốn ban đầu. Ngân hàng còn thành lập các tổ thu hồi nợ, chiêu mộ nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ có vấn đề, đưa ra nhiều giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa nợ xấu.
+ Tăng cường kiểm tra kiểm soát: Ngân hàng sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi
ro tín dụng, xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng bằng văn bản kết hợp với quy trình quy định chặt chẽ. Phân công nhiệm vụ trách nhiệm từng phòng ban, thành lập ban kiểm tra kiểm soát định kỳ các bộ phận nghiệp vụ để kịp thời phát hiện sai sót và khắc phục. Ngân hàng quy định cụ thể tăng trưởng tín dụng đi liền với đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đặc biệt ngân hàng đã chú trọng, quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát sau cho vay, tích cực thực hiện kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra định kỳ tài sản đảm bảo, tái định giá tài sản đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời rủi ro tín dụng để có biện pháp khắc phục, hạn chế.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực: Đối với nguồn nhân lực, nhân tố cốt lõi cho sự phát triển của ngân hàng cũng được quan tâm chất lượng đặc biệt. Ngân hàng bố trí nhân sự tín dụng đến chi nhánh và từng phòng giao dịch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc và phát triển tối đa mảng hoạt động tín dụng, điều mà trước kia nhân sự tín dụng không đồng đều giữa các phòng ban, chỉ tập trung ở chi nhánh, các phòng giao dịch đa số không có bộ phận tín dụng hoặc nếu có cũng khiếm khuyết gây khó khăn trong công tác phát triển khách hàng. Đồng thời khâu tuyển dụng cũng thay đổi và có những yêu cầu khắc khe hơn trước nhiều, các yêu cầu về trường đào tạo, chuyên ngành, bảng điểm được đòi hỏi cao hơn, tất cả các vị trí tuyển dụng ngoài việc được thông qua từ Ban lãnh đạo chi nhánh Hồ Chí Minh còn phải được Hội sở trực tiếp phỏng vấn xét tuyển.
+ Đẩy mạnh marketing: Về công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trong những
năm gần đây, SHB.HCM đã đặc biệt quan tâm, chú trọng nhiều hơn, trước đây công tác này do ban Marketing trụ sở chính thực hiện. Cụ thể SHB.HCM đã xung phong tài trợ cho quỹ khởi nghiệp đầu tư mạo hiểm cho người trẻ, tham gia các chương trình từ thiện, tổ chức lễ kỹ niệm cho các nhà báo nhằm đưa hình ảnh của SHB đến gần hơn với khách hàng trên địa bàn TP.HCM nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Đồng thời tăng cường quan hệ, hợp tác với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực như xây dựng, ô tô, dự án bất động sản...nhằm đa dạng đối tượng khách hàng, tăng trưởng tín dụng, phát triển sản phẩm dịch vụ của SHB
đến với khách hàng.
+ Yếu tố khách quan từ sự ổn định trở lại của nền kinh tế: Nhờ vào chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt của NHNN và Chính phủ, lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp, lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 2,05% so với năm trước,chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) năm 2017 tăng 6,68% so với năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 của Tp Hồ Chí Minh tăng 7,9% so với năm 2016.