Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 76 - 78)

III Lợi nhuận kinh

4.3.2 Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực

- Nhân tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chấtlượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cán bộ làm công tác tín dụng phải được đào tạo bài

bản, chuyên môn giỏi, có năng lực công tác và có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định và phân tích tín dụng.

- Tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở xác định rõ đối tượng và nội dung đào tạo, cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức xã hội, kết hợp với trang bị thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng marketing bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh để giúp cán bộ tự tin và dễ thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Ngân hàng cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Hoạt động kinh doanh ngân hàng liên quan đến tiền bạc, là môi trường dễ phát sinh rủi ro đạo đức của cán bộ, nhất là các cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi và ngân quỹ. Do đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để phòng ngừa rủi ro. - Bố trí đủ cán bộ về số lượng, năng lực, kinh nghiệm cho từng bộ phận và phân công,

phân nhiệm cán bộ hợp lý, tránh quá tải công việc, hạn chế bố trí cán bộ thường xuyên làm thêm giờ để giúp cán bộ có thời gian nghiên cứu, phân tích, đánh giá phục vụ cho công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát khoản vay, giám sát khách hàng một cách có hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, phân tích, thảo luận các tình huống rủi ro tín dụng thực tế xảy ra tại SHB Hồ Chí Minh cũng như các TCTD khác, biện pháp xử lý để cán bộ học hỏi, chia sẻ nhằm nâng cao kinh nghiệm thực tế.

- Xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng, phân công công việc đến từng cán bộ, lập định mức giao dịch ở từng vị trí hạn chế áp lực quá tải. Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện chương trình quản lý nhân sự để xây dựng hệ thống thống thông tin đầy đủ phục vụ tốt cho quản trị nguồn nhân lực.

- Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ theo quy định của SHB nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết sở trường, tránh sức ỳ và đề phòng phát sinh mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng. Nâng cao công tác kiểm tra giám sát nhân viên thực hiện nội quy làm việc của SHB.

thế mạnh của từng cán bộ, đảm bảo phù hợp về quy mô nhân sự và quy mô hoạt động, đáp ứng cao yêu cầu công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo hướng tăng cường đội ngũ cán bộ trực tiếp bán hàng, tối thiểu phải đảm bảo tỷ lệ cán bộ quản lý khách hàng so với giao dịch viên đạt 1. Gắn liền với việc thay đổi cơ cấu nhân sự là tách bạch chức năng kinh doanh và tác nghiệp, đảm bảo cán bộ quản lý khách hàng là đầu mối quản lý, chăm sóc khách hàng và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

- Phân chia các cán bộ quản lý khách hàng thành các tổ nghiệp vụ chuyên môn hóa theo sản phẩm dịch vụ, đối tượng khách hàng. Phân giao nhiệm vụ chi tiết đến từng cán bộ quản lý khách hàng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc duy trì và phát triển khách hàng, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng chăm sóc sau bán hàng. Hướng tới mục tiêu đánh giá khả năng, hiệu quả và mức độ đóng góp của từng cán bộ, là cơ sở đề xuất chế độ lương, thưởng, đãi ngộ tương xứng.

- Đào tạo bộ qui chuẩn, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục truyền thống SHB, tạo sự gắn bó, tự hào và trung thành với SHB, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc, hạn chế thấp nhất rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Nắm vững và nghiêm túc thực hiện quy định về phong cách và không gian giao dịch của SHB nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đến khách hàng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w