Thực trạng hiệu quảhoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 54 - 62)

III Lợi nhuận kinh

3.2 Thực trạng hiệu quảhoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh

Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh

3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Nhìn lại giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tại SHB.HCM đã có những biến động lớn, thay đổi liên tục hàng năm. Nợ xấu là chỉ tiêu các ngân hàng đặc

biệt quan tâm, vì đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng qua từng thời điểm cụ thể, chỉ tiêu này càng cao, ngân hàng càng phải trích lập dự phòng nhiều, làm giảm lợi nhuận và ngược lại tỷ lệ nợ xấu thấp giúp ngân hàng giảm chi phí (chi phí trích lập dự phòng, chi phí xử lý tài sản...) đồng thời chứng tỏ được chất lượng tín dụng tốt.

Dự nợ tín dụng và nợ quá hạn của SHB.HCM từ năm 2014đến năm 2017 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.10 Nợ quá hạn của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017

Tỷ lệ nợ xấu của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Tỷ lệ nợ xấu

■ N ■ /Tỷ lệ nợ xấu

2014 2015 2016 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ nợ xấu của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017

Biểu đồ 3.7 và 3.8 phản ánh tình hình nợ xấu tại SHB.HCM qua các năm từ năm 2014 đến năm 2017, trong đó năm 2014 nợ xấu tăng cao chiếm 2,10% dư nợ, nợ nhóm 5 chiếm 49% tổng nợ xấu, nợ nhóm 4 cũng chiếm 49% tổng nợ xấu, nhóm nợ xấu này chủ yếu thuộc về một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại và một số cá nhân vay thế chấp bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh đang trong thời gian khởi kiện, xử lý tài sản để thu nợ, còn lại là nợ nhóm 3 chiếm 3% tổng nợ xấu của 2 khoản vay khách hàng cá nhân. Trong tổng nợ xấu năm 2014 thì 65% tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp, 35%

thuộc về các khách hàng cá nhân.Nguyên nhân do giai đoạn năm 2014SHB.HCM đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp, rủi ro xuất phát từ phía năng lực tài chính của khách hàng và tình hình kinh tế đang giai đoạn khó khăn, chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bất động sản xuống giá trầm trọng, tranh chấp, kiện tụng bùng phát, chưa xử lý được tài sản để thu nợ xấu, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận hoạt động tín dụng do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro.

Đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể chỉ còn ở mức 1,07% dư nợ. Nguyên nhân do trong năm 2015 ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Cụ thể ngân hàng đã chi dự phòng cụ thể là 12,736 tỷ để xử lý nợ xấu (Công ty TNHH TMDV Nguyên Đức, Công ty TNHH ĐT XNK Đức Thịnh, các khách hàng cá nhân như Phạm Thị Quý, Trần Thị Thu), và tích cực thu hồi nợ xấu của công ty TNHH Lộc Phát, Công ty TNHH ĐT Du Lịch Xây Dựng Việt Tâm, Công ty CPĐT XD An Thịnh, Doanh nghiệp DT TM Thùy Anh...nên số dư nợ xấu đã giảm từ 83,66tỷ đồng giảm xuống còn 52,64 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận năm 2015 sụt giảm mạnh. Cũng trong các năm 2016, 2017 ngân hàng tích cực thu hồi nợ xấu, đặt biệt trong năm 2016 ngân hàng đã thu hồi được nợ gốc của Công ty CP Xi Măng Fico Tây Ninh sau thời gian khởi kiện kéo dài và thực hiện mua bán nợ đối với Công ty TNHH TM DV Cathy với VAMC đồng thời phát triển dư nợ nên đến cuối năm 2016 nợ xấu giảm còn 17,11 tỷ đồng, chiếm 0,41% dư nợ và 0,39% trong năm 2017. Nhờ đó lợi nhuậnnăm này tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy SHB.HCM đã có có nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ quá hạn qua các năm và đã đạt được những kết quả tốt.

3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn thể hiện hiệu quả sử dụng một đồng vốn huy động của ngân hàng trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu tỷ lệ cho vay xấp xỉ với tỷ lệ vốn huy động sẽ chứng minh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng tốt và ngược lại nếu cho vay quá ít so với tổng vốn huy động được thì ngân hàng sẽ tốn nhiều chi phí cho tiền gửi nhiều hơn lợi nhuận cho vay mang lại.

Tuy nhiên để đánh giá một cách bao quát hiệu quả tín dụng của khoản vay chúng ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu như tỷ lệ thu lãi, chất lượng khoản vay...

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.12 Dư nợ tín dụng và tổng tài sản của SHB.HCM qua các năm

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.13 Hệ số rủi ro tín dụng của SHB.HCM qua các năm

Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng vốn của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017)

Qua biểu đồ 3.12 và 3.13 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của SHB.HCM tăng liên tục qua các năm, từ 37% năm 2014 đến 63% năm 2017. Điều này cho thấy ngân hàng càng ngày càng sử dụng tốt hơn nguồn vốn huy động để cho vay. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao, cụ thể cứ 1 đồng vốn huy động ngân hàng chỉ cho vay được trung bình 0,63 đồng. Mặc dù lượng vốn dư thừa của ngân hàng thực hiện điều chuyển mua bán vốn với hội sở tuy nhiên mức lãi suất mua bán vốn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, vì vậy ngân hàng đã chưa khai thác tối đa lợi nhuận mang lại từ vốn huy động.Do đó ngân hàng cần tăng cường phát triển dư nợ cho vay để tận dụng triệt để nguồn vốn huy động, mang lại lợi nhuận tối đa trong hoạt động tín dụng.

Bảng 3.10 cho thấy trong năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 10.464 tỷ tuy nhiên ngân hàng chỉ cho vay 37% trên tổng vốn huy động, do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng trong năm 2014 giảm rất nhiều -30,6% so với năm 2013. Nguyên nhân do giai đoạn năm 2012 là giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế đang ở bước đầu, còn trên thế giới thì khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn đang diễn ra. Trong bối cảnh đó, mục tiêu hoạt động của ngành ngân hàng 2012 theo định hướng của Chính phủ vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy lãi suất, tăng trưởng tín dụng tiếp tục là một bài toán khó giải cho các ngân hàng trong kỳ kinh doanh. Thêm vào đó đây là giai đoạn các ngân hàng đang lao vào cuộc chiến cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lãi suất huy động thực lên đến 18% - 20% dẫn đến lãi suất cho vay cao kỷ lục, các doanh nghiệp, cá nhân khó mà tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Các năm về sau tình hình kinh tế dần ổn định, ngân hàng cũng tập trung từng bước phát triển dư nợ tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm :

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ tín dụng 3.978 4.919 4.129 4.274 Tổng nguồn vốn

huy động 10.465 8.207 6.542 6.717

Đvt: Tỷ đồng

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Biểu đồ 2.9 cho thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của ngân hàng có sự biến động qua các năm từ 2014 đến năm 2017 cụ thể năm 2014 tỷ lệ này giảm so với năm 2013 từ 42,98% xuống còn 36,6%, có thể lý giải được điều này là do sự tăng trưởng tài sản của ngân hàng nhanh hơn sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của dư nợ năm 2014 so với năm 2013 là 11,91% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có là 31,42%. Những năm về sau, hệ số rủi ro tín dụng đã tăng đều qua các năm từ 57,86% (năm 2015) đến 60,67% (năm 2016), 62,78% (năm 2017). Do ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng trưởng dư nợ và cân đối lại giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của mình. Tuy nhiên con số này vẫn còn khá thấp so với mức hợp lý (60% - 80%).

Hệ số rủi ro tín dụng cao có nghĩa dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn tổng tài sản có hoặc có sự chênh lệch giữa dư nợ và tổng tài sản có, điều này đặt ngân hàng trước nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh khoản, không đảm bảo an toàn vốn. Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải cân đối sử dụng vốn sao cho phù hợp.

3.2.4 Hệ số thu nợ

Xem xét ở một góc độ, hệ số thu nợ cũng phản ánh được phần nào đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên cần xem xét kết hợp với nhiều khía cạnh để thấy rõ hơn hiệu quả tín dụng.

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.14 Doanh số thu nợ và cho vay của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.15 Hệ số thu nợ của SHB.HCM qua các năm

Hệ số thu nợ phản ánh phản ánh hiệu quả khả năng thu nợ của ngân hàng, hay khả năng trả nợ của khách hàng vay. Hệ số thu nợ cho biết trong 1 đồng doanh số cho vay thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn gốc. Có thể nói hệ số thu nợ càng lớn chứng tỏ khả năng của hiệu quả hoạt động tín dụng trong trường hợp các khoản nợ đến hạn đều được thu đúng, thu đủ. Tuy nhiên nếu xét ở góc độ khách hàng trả nợ trước hạn làm tăng hệ số thu nợ thì điều này không làm tăng lợi nhuận tín dụng. Việc khách hàng trả nợ trước hạn sẽ làm mất đi phần tiền lãi mà ngân hàng đáng lẽ sẽ thu được trong những kỳ sau, phần lãi này là phần lợi nhuận của ngân hàng, như vậy trong trường hợp này hệ số thu nợ tuy cao nhưng không mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

Qua biểu đồ 3.14 và 3.15 cho thấy hệ số thu nợ của SHB.HCM tăng mạnh giai đoạn năm 2014 - 2015, từ 101% đến 135% do nhiều khoản nợ quá hạn chưa thu được trong năm 2014 được xử lý thu hồi trong năm 2015 và giảm nhẹ năm 2016 xuống còn 121%, nguyên nhân do doanh số cho vay và doanh số thu nợ cùng giảm đều, đến năm 2017 cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm, nhưng doanh số cho vay giảm ít hơn doanh số thu nợ nên hệ số thu nợ vẫn cao, duy trì mức95%. Tuy hệ số thu nợ của SHB.HCM tăng giảm không đều qua các năm nhưng vẫn duy trì ở tỷ lệ hợp lý.

3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tần suất dư nợ bình quân được thu hồi bao nhiêu lần trong một thời kỳ thường là một năm.

2015 2016 2017

■ Doanh số thu nợ Dự nợ bình quân

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.16 So sánh doanh thu thu nợ và dư nợ bình quân của SHB.HCM giai đoạn

2014-2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.17 Vòng quay vốn tín dụng của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017

Nhìn vào biểu đồ ta thấy vòng quay vốn tín dụng của SHB.HCM giảm liên tục từ năm 2014 ở mức 14,07 đến năm 2017 chỉ còn mức 3,90.Điều này nói lên rằng chính sách tín dụng trong những năm 2014, 2015 ngân hàng ưu tiên cho vay ngắn hạn nhiều hơn điều

6175,273 75,273

này được giải thích bởi vì giai đoạn này ngân hàng cho vay ồ ạt khách hàng vay đầu tư, kinh danh chứng khoán từ công ty con là Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội.Đây cũng là giai đoạn thông tư 36/2014/TT-NHNN ra đời quy định giới hạn về cho vay cổ phiếu giảm từ mức 20% còn 5% thì dư nợ của nhóm khách hàng vay đầu tư chứng khoán giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó các khách hàng doanh nghiệp chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, do đó ngân hàng phải ký nhiều hợp đồng tín dụng trong năm, điều này dẫn đến tăng chi phí cho ngân hàng. Đến những năm 2016 và năm

2017ngân hàng mới chú trọng cho vay trung dài hạn, ban hành nhiều chương trình ưu đãi lãi suất thu hút khách hàng vay vốn, đặc biệt là các chương trình ưu đãi trung dài hạn, cho vay mua bất động sản, mua nhà dự án, mua ô tô... Điều này làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm xuống.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w