Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 83 - 84)

III Lợi nhuận kinh

4.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nộ

- về hệ thống văn bản chế độ: Các phòng ban tại Hội sở chính SHB cần có sự phối hợp đồng nhất, tránh sự chồng chéo trong việc ban hành các quy định nghiệp vụ. Cập nhật kịp thời các quy định của Chính phủ, NHNN và có văn bảntriển khai rõ ràng, đồng bộ, phù hợp với thực tế để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, hạn chế được tình trạng mỗi chi nhánh hiểu theo một cách và áp dụng không đồng bộ. Hệ thống văn bản chế độ cần tinh gọn, đảm bảo đơn giản, thuận tiện, an toàn, hướng tới khách hàng, kiểm soát tốt rủi ro và đủ sức cạnh tranh.

- về chính sách tín dụng: xây dựng các chính sách, sản phẩm tín dụng đặc thù cho khu vực TP.HCM gắn với chiến lược phát triển kinh tế vùng. Thiết kế các gói sản phẩm riêng hoặc áp dụng cơ chế riêng về lãi suất, chính sách bảo đảm tiền vay đối với một số đối tượng khách hàng nhằm khai thác tối đa lợi ích khách hàng mang lại cho SHB.

- Cần sớm triển khai các công cụ quản lý rủi ro hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá trình phán quyết tín dụng, công tác kiểm tra, giám sát, nhận diện, phòng ngừa rủi ro, giảm thời gian tác nghiệp. Hoàn thiện khung quản lý rủi ro hiện đại theo chuẩn mực quốc tế và Basel II.

- Cần chú trọng hiện đại hóa công nghệ thông tin, cải tiến chương trình SIBS nhằm hỗ trợ công tác quản lý, quản trị điều hành. Chiết xuất trực tiếp được các báo cáo từ hệ thống SIBS nhằm giảm thiểu tối đa các báo cáo mà Chi nhánh phải thực hiện thủ công thay vì để dành thời gian cho công tác tiếp thị, tìm kiếm mở rộng nền khách hàng, tăng trưởng tín dụng, dịch vụ...

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, đặc biệt là kiểm tra kỷ cương, kỷ luật điều hành trong việc cấp tín dụng, giám sát việc tuân thủ các quy định về quy chế, quy trình cho vay, định giá

TSĐB.

- Thiết kế, xây dựng kho dữ liệu của toàn hệ thống về khách hàng, về kinh tế vĩ mô, phân tích dự báo xu hướng phát triển, hạn chế tín dụng đối với ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh, thông tin TSĐB, thông tin kinh tế trong nước và thế giới... để các chi nhánh thuận tiện trong việc tra cứu, phục vụ công tác bán hàng.

- SHB cần sớm chỉnh sửa, cải tiến và hoàn thiện chương trình tích hợp hiện tại (SHB - MIS) nhằm ghi nhận chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh đến từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ để vừa đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, vừa là cơ sở áp dụng cơ chế động lực thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời cho cán bộ quản lý bán hàng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 83 - 84)