Giảm tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)

III Lợi nhuận kinh

4.3.4 Giảm tỷ lệ nợ xấu

Xét theo một khía cạnh khác, ngân hàng có nợ xấu chưa hẵng giảm lợi nhuận, trước mắt ngân hàng có thể giảm những khoản lãi thu được khi đến hạn, tuy nhiên thường mức lãi phạt cho các khoản nợ xấu bằng 150% lãi trong hạn, do đó nợ xấu một mặt có thể mang lại thêm nhiều lãi cho ngân hàng, góp phần tăng thu nhập, tuy nhiên chi phí trích lập dự phòng ngược lại sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ, nếu ngân hàng thu hồi nợ xấu tốt

thì lợi nhuận lũy kế sẽ cao hơn.

Tuy nhiên không ngân hàng nào muốn tồn tại nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay, vì nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro, tăng chi phí, giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm chất lượng tín dụng, uy tín và niềm tin của khách hàng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của mô hình cũng đưa ra mối quan hệ nghịch biến giữa nợ xấu và lợi nhuận tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng cần phải sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa nợ xấu. Để giảm thiểu nợ xấu, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:

- Cần hoàn thiện quy trình cho vay một cách chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của NHNN, phân công nhiệm vụ đi liền với trách nhiệm các bộ phận, phòng ban, đảm bảo hoạt động cho vay tuân thủ chặt chẽ quy định.

-Hoàn thiện và không ngừng nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Xếp hạng tín dụng dựa trên thẩm định mức độ tín nhiệm của khách hàng, xác định khả năng thu hồi nợ kết hợp với đánh giá các điều kiện như giá trị khoản vay, thời hạn vay, tài sản đảm bảo,.. .Đây là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng khoản vay.

- Tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện... Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng, rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình về ngân hàng để thu nợ.

- Thực hiện rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo quyết định số 780/QĐ- NHNN của NHNN và hướng dẫn của Trung Ương để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn.. .cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng.

-Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ thời điểm. Điều này giúp ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu.

một hay một nhóm khách hàng, hoặc tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ưu đãi như cho vay đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực trồng, mua bán cao su, khách hàng thuộc nhóm các công ty xây dựng, khách hàng là đối tác chiến lược,... Bên cạnh đó nên tăng cường phát triển mạng lưới khách hàng, đa dạng hóa danh mục ngành nghề kinh doanh tài trợ để phân tán và giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn vừa góp phần đa dạng hóa dịch vụ đến với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)