Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 67 - 72)

III Lợi nhuận kinh

3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

+ Quy trình tín dụng nhiều hạn chế

Mặc dù trong vài năm đổ lại đây SHB đã ban hành quy trình quy định tín dụng mới, quy định chặt chẽ hơn từng nghiệp vụ so với trước đây tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chưa tách bạch nhiệm vụ trách nhiệm của các phòng ban, thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của các phòng giao dịch còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc phát triển tín dụng ở các phòng giao dịch còn bị lệ thuộc nhiều vào chi nhánh, thiếu tính chủ động. Chưa quy định cụ thể thời gian xử lý công việc của mỗi bộ phận nhằm tạo tính chuyên nghiệp và nâng cao năng suất lao động của các bộ phận.

Sự phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban tại đơn vị kinh doanh, giữa phòng ban Hội sở với các đơn vị kinh doanh chưa tốt. Các phòng ban còn làm việc máy móc, lo sợ trách nhiệm không hỗ trợ nhau, thời gian xử lý công việc chậm, hội sở chưa có sự hỗ trợ kịp thời các đơn vị ảnh hưởng đến tiến độ hồ sơ và làm khách hàng không hài lòng.

Chính sách lo ngại khách hàng mới, lo sợ rủi ro của Ban lãnh đạo trong một thời gian dài đã kìm hãm sự phát triển cho vay đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mới. Chủ trương chỉ cho vay các khách hàng chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp của các đối tác chiến lược như Tập đoàn cao su Việt Nam và các công ty con, công ty liên kết; Tổng Công ty Xây Dựng Số 1 TNHH MTV và nhóm các công ty xây dựng.

Quy trình kiểm tra giám sát sau cho vay còn lỏng lẻo, chưa quy định chặt chẽ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng chức danh, từng phòng ban. Giám sát sau cho vay sơ

sài, hình thức, hợp thức hóa thủ tục, cán bộ chưa thật sự quan tâm đến việc sử dụng vốn của khách hàng.

+ Chính sách sản phẩm chưa được đầu tư

Chính sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng mới chưa được đầu tư đúng mức. Sản phẩm dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, trùng lấp với các ngân hàng lớn khác, chưa có sự nghiên cứu và phát triển thường xuyên các sản phẩm dịch vụ tín dụng.

+ Chất lượng nhân sự chưa tốt

Chất lượng công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế, chưa đánh giá đúng thực lực nhân sự dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu kém, thái độ phục vụ khách hàng chưa tốt, chưa tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các nhân viên, chưa thu hút được nguồn nhân lực. Chưa có chính sách phát triển nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến nghề ngiệp dành cho cán bộ nên viên nên không tạo được nhiệt huyết làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động.

Công tác đào tạo tân tuyển hầu như không được đầu tư tốt, nhân sự mới chủ yếu học việc từ nhân sự cũ nên không tạo được nền tảng vững chắc kiến thức cho người lao động, mà chủ yếu chỉ sao làm vậy ảnh hưởng tư duy làm việc. Nhân sự mỏng, trình độ năng lực và kinh nghiệm chưa cao, năng suất lao động yếu kém, không phát hiện kịp thời rủi ro hồ sơ tín dụng.

+ Mạng lưới hạn chế

Số lượng khách hàng giao dịch chưa nhiều, mạng lưới điểm giao dịch chưa phân bổ rộng khắp các quận huyện, dẫn đến sự bất tiện cho khách hàng khi giao dịch, đây là một cản trở rất lớn trong việc phát triển khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng chưa tạo được sự khác biệt, nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh, nên khách hàng còn nhầm lẫn, chưa nhận diện được thương hiệu SHB, thường bị đánh đồng với các ngân hàng khác.

Hoạt động Marketing ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không được đầu tư, quan tâm. Ngân hàng còn thụ động, trông chờ KH tìm đến chưa chưa chủ động tìm kiếm khách hàng.

3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động đã tác động sâu sắc đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động cầm chừng, hoặc thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng, thậm chí rơi vào nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, thiên tai hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, giá cả nông sản trên thị trường thường xuyên biến

động cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu, vượt ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của SHB.HCM và các khách hàng vay vốn.

Giá bất động sản thời gian này xuống dốc nghiêm trọng, gây khó khăn trong công tác xử lý nợ, thanh lý tài sản đảm bảo đối với những khoản nợ xấu. Đây là giai đoạn ngân hàng phải chi nhiều chi phí cho công tác xử lý nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Hoạt động tín dụng chịu sự ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của thị trường tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của NHNN và Chính phủ. Một sự thay đổi của chính sách vĩ mô của NHNN cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng. Ví dụ biểu thuế suất đối với mặt hàng xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm giá cả hàng hóa thay đổi, tác động đến nguồn thu dự kiến của doanh nghiệp và tác động đến khả năng trả nợ của KH cũng như khả năng trả nợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký. Hoặc khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, gia tăng lãi suất, giảm ung tiền trong nền kinh tế, lúc này chi tiêu đầu tư giảm nên tiền gửi cũng như nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất cũng giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.3.3.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Năng lực tài chính :Năng lực tài chính, khả năng quản lý của khách hàng còn nhiều yếu kém, nhiều hạn chế trong việc nhận định thị trường và xây dựng phương án kinh doanh, phương án kinh doanh thiếu tính khả thi. Nhiều trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chay ỳ không trả nợ, không tuân thủ các điều kiện vay vốn đã thỏa thuận.

+ Trình độ tổ chức:Công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu hiểu biết về thị trường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng một phương án kinh doanh hiệu quả.

+ Vấn đề pháp lý:Việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thật sự khách quan và trung thực. Đa phần các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân thường kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế nhằm hạn chế nộp thuế, làm cho cơ cấu và tình hình chính thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến công tác thẩm định và hạn mức cho vay của ngân hàng.

+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng:

Cạnh tranh luôn là một khó khăn, thách thức lớn đối với đa số các ngân hàng đặc biệt trong điều kiện kinh tế mở hiện nay, SHB.HCM không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn về mạng lưới, lãi suất, sản phẩm

đa dạng mà còn đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Các NH nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại,mức độ hiện đại hóa công nghệ, về nguồn nhân lực chuyên môn cao, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi v.v..Với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực trong năm 2017, các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng khu vực, sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ dẫn đến việc mất khách hàng, giảm dư nợ cho vay, ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh, cụ thể:

- Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển

- Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng

- Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng đã rút ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là tập trung tìm hiểu các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và đây là cơ sở quan trọng để đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh ở Chương 4.

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 67 - 72)