Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 84 - 85)

III Lợi nhuận kinh

4.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

- Ngân hàng Nhà Nước cần nâng cao công cụ dự báo lạm phát và có chính sách kiềm chế lạm phát kịp thời, điều hành lãi suất linh hoạt, hạn chế tình trạng biến động mạnh như thời gian qua, gây khó khăn trong công tác huy động vốn và cho vay của các NHTM, đe dọa thanh khoản hệ thống ngân hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; các giới hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, xác định giá trị các tài sản phi tín dụng, rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro. Thông qua vai trò của Nhà nước, điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ quy định. Đây là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định và hội nhập hiệu quả.

- Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gắn với xử lý sở hữu chéo. Đối với các NHTM cổ phần yếu kém đã thực hiện sáp nhập hoặc tự nâng cấp... NHNN cần giám sát lộ trình cụ thể theo các tiêu chí cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch).

- Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý theo lộ trình. Nhà nước chỉ nên nắm giữ từ 51% - 65% cổ phần tùy theo quy mô của từng ngân hàng. Một khi Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối từ

70%- 90% thì các NHTM cổ phần Nhà nước vẫn không có sự bứt phá; tính minh bạch trong quản trị nội bộ, tránh nhiệm giải trình với cổ đông vẫn hạn chế. Giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động theo quy luật thị trường và chịu tránh nhiệm về hoạt động của mình trước các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước.

- Bên cạnh việc tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ phù hợp, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng.

- NHNN cần nâng cao vai trò quản lý, tăng cường công tác thanh tra, giám sát để phát hiện kịp thời và có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các TCTD cố tình làm sai quy định như cạnh tranh không lành mạnh, lách luật, HĐV vượt trần lãi suất quy định của NHNN ... nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động của TCTD và ổn định cho thị trường tiền tệ. Cần xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị liên quan đến hoạt động của TCTD để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động có hiệu quả.

- Thường xuyên cập nhật các trường hợp khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu, có hành vi lừa đảo,... tại các TCTD và cảnh báo cho các TCTD trên địa bàn biết để cảnh giác và đề phòng rủi ro.

- Thường xuyên chủ trì phối hợp với các cơ quan như tòa án, thi hành án, cơ quan công chứng, sở Tài nguyên Môi trường, cơ quan công an để giải đáp các vướng mắc của các TCTD trên địa bàn xung quanh về thủ tục công chứng, đăng ký, xóa thế chấp, khởi kiện, thi hành án, bán đấu giá tài sản ... nhằm đẩy nhanh công tác cho vay, xử lý thu hồi nợ xấu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w