Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 66 - 67)

III Lợi nhuận kinh

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Với lợi thế là một chi nhánh lớn nằm ở trung tâm kinh tế tài chính trọng điểm của Việt Nam tuy nhiên những kết quả đạt được của SHB.HCM những năm qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của một thành phố đầu tàu kinh tế của đất nước. Những hạn chế còn tồn tại:

+ Hiệu quả sử dụng vốn thấp:

Hệ số sử dụng vốn của ngân hàng những năm qua chưa đạt được hiệu quả cao nhất, ngân hàng chỉ sử dụng trung bình 50 - 60% vốn huy động để cho vay, không khai thác được tối đa nguồn vốn huy động gây lãng phí trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Vốn chủ sở hữu thấp:

Dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh SHB.HCM cũng chịu ảnh hưởng từ hạn chế vốn chủ sở hữu của SHB. Vốn chủ sở hữu của SHB trong các năm qua ở mức rất thấp, đặc biệt là sau khi SHB sáp nhập với Habubank vốn chủ sở hữu tăng lên 9.506 tỷ đồng, trong khi đó 4 ngân hàng vốn nhà nước là Vietinbank, SHB, Agribank, Vietcombank trung bình khoản 30.000 tỷ đồng, các NHTM như Sacombank, Eximbank, SCB, Maritime Bank trên 11.000 tỷ.Minh chứng bằng biểu đồ 14 so sánh vốn điều lệ của 17 NHTM thời điểm năm 2017.

Như vậy với quy mô vốn chủ sở hữu thấp như hiện nay thì SHB.HCMcũng sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo năng lực tài chính giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, ngoài ra còn làm hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển thị phần huy động vốn và cho vay khi mà thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định khắc khe về giới hạn tỷ lệ cấp tín dụngđối với 1 khách hàng tối đa là 15% vốn điều lệ và đối với một nhóm khách hàng liên quan tối đa là 25% vốn điều lệ.

+ Tổng tài sản thấp:

Quy mô tổng tài sản của SHB.HCM còn khá thấp điều này đã ảnh hưởng rất lớn

đến tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh của SHB.HCM. + Xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng:

Mặc dù nợ xấu ngân hàng những năm qua biến động theo chiều hướng giảm tuy nhiên một phần là do ngân hàng đã dùng nguồn trích lập dự phòng để xử lý, điều này ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng, làm tăng chi phí bỏ ra để bù đắp rủi ro.

+ Cho vay tập trung:

Thêm một hạn chế của ngân hàng là dư nợ tập trung ở một vài khách hàng lớn, chủ yếu là nhóm khách hàng đối tác chiến lược như Tập đoàn Cao Su Việt Nam, nhóm Tổng Công ty XD Số 1 TNHH MTVvà các công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết dẫn đến rủi ro cao khi khách hàng mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 66 - 67)