Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 75 - 76)

III Lợi nhuận kinh

4.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Cần tận dụng thật tốt cơ chế quản lý vốn tập trung của SHB thông qua ưu thế của cơ chế này là toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về Hội sở chính SHB, Hội sở chính SHB sẽ chịu trách nhiệm cân đối điều hành vốn toàn hệ thống SHB đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả và an toàn vốn theo quy định của NHNN. SHB Hồ Chí Minh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi

suất trên thị trường, giá mua vốn FTP của Hội sở chính SHB để áp dụng lãi suất huy động phù hợp vừa tăng sức cạnh tranh trên địa bàn vừa bảo đảm chênh lệch, chú ý quản lý tốt số dư tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi thanh toán tạiNgân hàng nhà nước để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Đẩy mạnh huy động vốn dân cư bằng nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn ổn định từ khách hàng cá nhân. Tích cực tiếp thị, chào mời khách hàng tham gia các sản phẩm tiền gửi từ 12 tháng trở lên nhằm tạo nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh và góp phần tăng thu nhập ổn định từ hoạt động huy động vốn, đồng thời đáp ứng yêu cầu cân đối nguồn vốn trung, dài hạn trong toàn hệ thống.

- Tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ khác: như dịch vụ thanh toán, thu hộ (tiền điện, nước, cước viễn thông, ...), dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản, dịch vụ thẻ ATM, ... nhằm tận dụng nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng của các đối tượng khách hàng này nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.

- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tiếp cận, chào mời và có chính sách ưu đãi hấp dẫn hướng đến khách hàng là tổ chức và định chế tài chính như điện lực, bưu điện, bảo hiểm, kho bạc...nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi chi phí thapats và phát triển dịch vụ thẻ, thanh toán...góp phần ổn định nguồn vốn huy động tại địa phương. - Ngân hàng cần thành lập phòng quản lý nguồn vốn tại chi nhánh, tính toán cân đối

nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay hợp lý, báo cáo kế hoạch giải ngân, thu nợ và huy động hàng tháng đối với lượng tiền lớn để có kế hoach phân bổ cân đối nguồn tiền hợp lý.

- Tăng trưởng huy động phải đi liền với tăng trưởng cho vay để đạt được điều đó cần tăng cường mở rộng thị phần như ban hành các chính sách ưu đãi lãi suất, thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ đối với khách hàng mới.

- Bên cạnh việc phát triển dư nợ cần thận trọng đối với việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (tối đa 60%) đảm bảo tuân thủ theo thông tư 36 của NHNN.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 75 - 76)