V Trích dự phòng rủi ro 23,07 38,18 14,36 41,13 163% ILợi nhuận trước thuế
Bảng 3.1 Kết quảhoạt động kinh doanh của SHB.HCM giai đoạn 2014-
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết của SHB.HCM (2014-2017) Qua số liệu tại bảng 3.1 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực, có hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng qua cácnăm, năm sau cao hơn năm trước.
Nguồn: Báo cáo nội bộ của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017
Lợi nhuận trước thuế của SHB.HCM đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 đến 2017. Cụ thể, LNTT từ năm 2014 đến năm 2017 tăng cao hơn mức tăng trưởng BQ giai đoạn 04 năm, cụ thể LNTT năm 2014 là 224,08 tỷ đồng (tăng 20,29% so với năm 2013), 264,33 tỷ đồng năm 2015 (tăng 17,96% so với năm 2014). Đến năm 2016, LNTT là 281,97 tỷ đồng năm 2016 (chỉ tăng 6,67% so với năm 2015) và năm 2017 LNTT là 385,50 tỷ đồng (chỉ tăng 7,69% so với năm 2016). Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất từ HĐV (nim HĐV) giảm từ 2,70% năm 2015 xuống còn 1,25% trong năm 2016 và ở mức 1,81% trong năm 2017. Việc giảm nim HĐV làm thu nhập từ hoạt động HĐV giảm từ 366,12 tỷ năm 2015 xuống còn 274,98 tỷ năm 2017 (tỷ lệ giảm 75,11%). Đây là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng LNTT năm 2015, 2016 thấp hơn tốc độ tăng trưởng LNTT của giai đoạn 22014-2017.
3.1.4.1 Tình hình huy động vốn của SHB.HCM
- Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nguồn vốn huy động 10.465 8.207 6.542 6.717 Tốc độ tăng trưởng 32% -22% -20% 3% 1.1 Tiền gửi CN 8.566 6.694 3.255 3.947 Tỷ trọng 82% 82% 50% 59% 1.2 Tiền gửi TCKT 1.899 1.513 3.287 2.770 Tỷ trọng 18% 18% 50% 41% 1.3 Tiền gửi TCTD 0,02 0,74 0,02 0,01 Tỷ trọng 0,00% 0,01% 0,00% 0,00% 2.1 Tiền gửi CKH 8.668 6.830 5.801 5.903 Tỷ trọng 83% 83% 89% 88% 2.2 Tiền gửi KHH 1.797 1.377 741 814 Tỷ trọng 17% 17% 11% 12% 3.1 VNĐ 9.113 7.106 5.816 5.711 Tỷ trọng 87% 87% 89% 85% 3.2 USD 1.310 1.084 707 990 Tỷ trọng 13% 13% 11% 15% 3.3 Ngoại tệ khác 42 17 18 17 Tỷ trọng 0,40% 0,21% 0,28% 0,25%
Nguồn: Báo cáo nội bộ của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.2 Tổng nguồn vốn huy động của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SHB.HCM giai đoạn 2014-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo nội bộ của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của SHB.HCM có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể ở bảng 1 giai đoạn năm 2014 đạt 10.465 tỷ cao nhất so với
các năm, trong đó tiền gửi KHCN chiếm 82%, còn lại 18% là tiền gửi các TCKT và TCTD. Đây là giai đoạn lãi suất huy động cao nhất trong các thời kỳ, lãi suất huy động cho kỳ hạn 1 đến 3 tháng giai đoạn đầu năm 2014 này là 13%/năm, đến cuối năm lãi suất giảm còn 9%/năm nhưng vẫn ở mức cao. Đây cũng là giai đoạn cuộc chạy đua về lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại diễn ra khốc liệt, cuộc chiến về thanh khoản cùng những biến cố trong ngành tài chính ngân hàng đã khiến cho một số ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Do vậy để thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển mạnh huy động vốn từ thị trường 1 ngay từ những tháng đầu năm 2014, SHB đã ban hành hàng loạt các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc thù của từng địa bàn hoạt động nên đã góp phần vào sự tăng trưởng huy động vốn từ các TCKT và các cá nhân đặc biệt nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng rất mạnh, tốc độ tăng trưởng là 32% so với năm 2013như các sản phẩm: ’Vui xuân sang, mang lộc đầy nhà“; “Gửi lời yêu thương“; “Tình yêu cho con“; “Phúc lộc bảo an“; “Tiết kiệm điều chỉnh lãi suất cao nhất“;...Đến năm 2015 nguồn vốn huy động giảm đáng kể chỉ còn 8.207 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giảm - 22% so với năm 2014 và con số này giảm liên tục đến các năm 2016 và tăng nhẹ trở lại trong năm 2017.
Năm 2015 là một năm khó khăn đối với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn khi mà lãi suất trần huy động Ngân hàng nhà nước quy định giảm mạnh xuống còn 7%/năm và liên tục giảm xuống còn 5,1%/năm cuối năm 2016 và mức thấp nhất là
Biểu đồ 3.3 Lãi suất huy động vốn giai đoạn 2014-2017
Các đối tượng khách hàng như cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chứng tín dụng chiếm tỷ trọng không đồng đều trong tổng nguồn vốn huy động trong thời gian qua. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân có tính ổn định cao hơn so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác, chiếm tỷ trọng 73% năm 2014 và 82% năm 2015 và 2016. Đến năm 2017 tỷ trọng tiền gửi KHCN và TCKT ngang nhau chiếm 50% tổng vốn huy động. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD để phục vụ nhu cầu chuyển khoản thanh toán.
Tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền huy động của SHB HCM, trên 80% trong tổng gửi là tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền gửi có kỳ hạn cao giúp ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả, sinh lời cao.
Lượng tiền gửi ngoại tệ tại SHB.HCM tương đối ít, tiền gửi đồng USD chiếm tỷ lệ trung bình 10%, còn lại là tiền VNĐ chiếm ưu thế, các ngoại tệ còn lại chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng chiếm tỷ lệ rất thấp,không đáng kể. Những năm qua lượng tiền gửi của SHB.HCM biến động rõ rệt, không ổn địnhdo đó chưa tạo điều kiện thuận lợi để SHB.HCM mở rộng đầu tư và tăng trưởng tín dụng.
3.1.4.2 Tổng tài sản có của SHB.HCM
Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017)
Cũng như đa số các ngân hàng khác, xu hướng mở rộng quy mô tài sản và quy mô hoạt động giúp gia tăng năng lực tín dụng, tăng tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tín dụng. SHB.HCM đã tăng trưởng tài sản có trong năm 2014 đạt 10.869 tỷ đồng cao nhất so với các năm. Con số này giảm trong năm 2015 nhưng vẫn có xu hướng tăng và giảm nhẹ đến năm 2017 đạt 6.987 tỷ đồng.
3.1.4.3 Tình hình cho vay của SHB.HCM
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng tài sản có 10.869 8.501 6.806 6.987
Chênh lệch 2.599 -2.369 -1.695 182
Tăng trưởng 31% -22% -20% 3%
Bảng 3.3 Tăng trưởng tổng tài sản có tại SHB.HCM
__________________________________________ĐVT: Tỷ đồng
Cho vay gồm các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh tế và các đối tượng khác. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng và mang lại nguồn thu lớn nhất. Dư nợ cho vay của SHB.HCM được thể hiện qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4.
Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tại SHB.HCM giai đoạn 2014-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm2016 Năm 2017 Tổng dư nợ cho vay 3.978 4.919 4.129 4.386
Tốc độ tăng trưởng 12% 24% -16% 6% - Ngắn hạn 2.912 2.683 3.085 548 Tỷ trọng 73% 55% 75% 12% - Trung, dài hạn 1.066 2.236 1.044 3.838 Tỷ trọng 27% 45% 25% 88% Nợ nhóm 1 3.814 4.790 4.026 4.291 Tỷ trọng 96% 97% 98% 98% Nợ nhóm 2 81 77 86 78 Tỷ trọng 2% 2% 2% 2% Nợ nhóm 3 3 0,1 0,2 0,1 Tỷ trọng 0,08% 0,00% 0,01% 0,00% Nợ nhóm 4 40 7 2 - Tỷ trọng 1,01% 0,14% 0,04% 0,00% Nợ nhóm 5 41 46 15 17 Tỷ trọng 1,02% 0,93% 0,37% 0,38%
Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017)
Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.4 Dư nợ cho vay của SHB.HCM giai đoạn 2014-2017
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 ta thấy rằng từ năm 2014 đến tháng năm 2017, dư nợ
cho vay của SHB.HCM chưa có sự tăng trưởng mạnh. Trong năm 2014 đạt 3.978 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2013, đến năm 2015 dự nợ đạt 4.919 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2014 nhưng đến các năm về sau dư nợ giảm xuống còn 4.129 tỷ năm 2016, tăng nhẹ vào năm 2017là 6% với tốc độ thấp .Nguyên nhân do nền kinh tế trong nước đang dần hồi phục sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu đầu tư, xản xuất kinh doanh trong nước khôi phục và tăng trưởng mạnh, dẫn đến dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Trong cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn so với dư nợ vay vốn trung dài hạn có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao nhất chiếm 72% - 75% ở các năm 2014 và năm 2016, đến năm 2017 dư nợ ngắn hạn giảm mạnh thay vào đó dư nợ vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ 88% tổng dư nợ. Trong năm 2017, SHB ban hành nhiều chương trình cho vay ưu đãi lãi suất hấp dẫn như ‘5 phát lộc, vay phát tài‘ với lãi suất cho vay ưu đãi 1 năm đầu là 6%/năm; ‘Lãi suất linh hoạt, tài chính tối ưu‘ với lãi suất ưu đãi 1 năm đầu 7%/năm thu hút nhiều khách hàng vay vốn. Giai đoạn này ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay trung dài hạn đầu tư, mua bán các dự án bất động sản, cho vay khách hàng mua nhà ở xã hội thuộc chương trình hỗ trợ 30.000 tỷ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, theo đó SHB.HCM triển khai cho vay mua nhà dự án thuộc chương trình liên kết đối tác với Tổng Công ty Xây Dựng Số 1 TNHH MTV với dự án căn hộ chung cư Hạnh Phúc và Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Phú Cường với các căn hộ thuộc nhà ở xã hội cho vay theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ, kế tiếp những thành công đạt được SHB.HCM tiếp tục phát triển thị phần cho vay mua ô tô trong chương trình hợp tác toàn diện với Công Ty Cổ Phần Ô tô Trường Hải và mới đây nhất là đã ký hợp đồng hợp tác thành công với tập đoàn Vingroup, tài trợ cho các khách hàng vay mua căn hộ Vinhom Central Park và đang triển khai thực hiện, hứa hẹn dư nợtăng trưởng cao đến cuối năm 2017.
Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB.HCM (2014-2017) Biểu đồ 3.5 So sánh tăng trưởng tín dụng của SHB so với các ngân hàng khác năm 2017
Nhìn qua biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB so với các ngân hàng ta thấy SHB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, chỉ xếp sau Techcombank, SHB và Sacombank. Dự kiến cuối năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB.HCM sẽ tăng hơn nữa.
* Dự nợ cho vay theo đối tượng khách hàng:
Bảng 3.5 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm