Bài 2: HỆ THỐNG SỬA CHỮA

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí (Trang 63 - 66)

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:

- Phân tích được và chọn lựa một hệ thống sửa chữa phù hợp

- Trình bày được ưu và nhược của hệ thống sửa chữa theo kế

hoạch dự phịng.

Để tổ chức sửa chữa các thiết bị máy mĩc trong các nhà máy và cơ sở sản xuất cơng nghiệp, cĩ thể chọn một trong các hệ thống sửa chữa thiết bị sau:

8.1 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO NHU CẦU

Là hệ thống sửa chữa theo sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, khơng nằm trong kế hoạch bảo trì. Ưu điểm hệ thống này khắc phục sự cố đưa máy vào hoạt động nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mặt khác chất lượng sửa chữa khơng được đảm bảo, độ chính xác, hiệu suất, độ cứng vững, thấp tốn kém. Chỉ áp dụng ở sản xuất cĩ quy mơ nhỏ.

8.2 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THAY THẾ CỤM

Là hệ thống thay từng cụm máy trong dây chuyền sản xuất theo thời gian nhất định đã được quy định trước, được thực hiện cho các máy chính xác cao, độ tin cậy lớn. Hệ thống này khi thực hiện thời gian dừng máy rất ít, khơng ảnh hưởng đến nhịp sản xuất.

8.3 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO TIÊU CHUẨN

Là hệ thống thay thế phụ tùng theo tiêu chuẩn sau một thời gian làm việc nhất định, sau đĩ hiệu chỉnh lại các thơng số kỹ thuật như đã định. Nhược điểm hệ thống này là dừng máy lâu để thay thế phụ tùng thiết bị và hiệu chỉnh lại, khơng sử dụng triệt để các chi tiết máy, ngược lại khi sử dụng hệ thống này đơn giản hĩa trong việc xây dựng kế hoạch, cơng việc, thời gian.

8.4 HỆ THỐNG SỬA CHỮA XEM XÉT LIÊN HỒN

Là hệ thống đánh giá sự hoạt động thiết bị liên tục cho đến lần kế tiếp mới lên kế hoạch sửa chữa để đảm bảo hoạt động bình thường. Việc sửa chữa này gây ảnh hưởng kế hoạch sản xuất, phí tổn cao, lãng phí chi tiết máy. Ngược lại đơn giản đánh giá chính xác suốt quá trình.

8.5 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO KẾ HOẠCH DỰ PHỊNG

Là các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật tổng hợp, bao gồm các cơng việc xem xét, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị được tiến hành theo một chu kỳ đã định trước trong một kế hoạch tồn bộ, nhằm mục đích đảm bảo cho máy mĩc luơn hoạt động tốt, khả năng làm việc hồn hảo và đạt năng suất cao.

Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phịng là kéo dài tối đa thời gian làm việc của từng chi tiết, bộ phận và tồn thiết bị, hạ thấp chi phí và nậng cao chất lượng sửa chữa một cách cĩ hệ thống.

Nội dung chủ yếu của hệ thống kế hoạch dự phịng bao gồm: * Sửa chữa máy theo chu kỳ xác định, đã nằm trong kế hoạch sửa chữa.

Chu kỳ làm việc được tính từ lúc máy bắt đầu làm việc đến khi sửa chữa lớn hoặc được tính theo khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa chủ yếu để phục hồi khả năng làm việc của máy.

Sau một chu kỳ sửa chữa máy phải đảm bảo mọi yêu cầu chỉ tiêu về kỹ thuật như máy mới.

* Cấu trúc chu kỳ sửa chữa cho từng loại máy.

* Định ngạch chu kỳ sửa chữa cho từng kiểu máy và điều kiện làm việc của máy đĩ.

Mỗi hệ thống kể trên đều cĩ những ưu và khuyết điểm riêng của từng loại, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng xí nghiệp nhà máy mà áp dụng cho thích hợp.

Các yếu tố quyết định sự lựa chọn hệ thống sửa chữa thiết bị là: - Kết cấu, khối lượng và số lượng thiết bị cùng loại

- Điều kiện sử dụng thiết bị và điều kiện vật chất của cơ sở sửa chữa

- Nguồn cung cấp vật tư và phụ tùng

- Khả năng hợp tác của các nhà máy và các cơ sở sửa chữa trong khu vực, trong nước và nước ngồi.

Các yếu tố này vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế. Lựa chọn đúng hệ thống sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và chất lượng sửa chữa tốt.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Là một quản đốc phân xưởng cơ khí để chọn lựa một hệ thống sửa chữa, bạn cần căn cứ vào những yếu tố nào? tại sao?

2. Hãy nêu ra được ưu và nhược của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phịng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp, Hoàng Trí (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)